Trẻ nôn ra dịch màu vàng là hiện tượng thường gặp ở trẻ tuy nhiên mẹ cần theo dõi để phát hiện và tìm hiểu nguyên nhân để biết cách xử trí đúng cách khi trẻ gặp hiện tượng này để tránh những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bạn đang đọc: Cách xử lý khi trẻ nôn ra dịch màu vàng
1. Những cảnh báo khi trẻ bị nôn ra dịch
Trẻ nôn ra dịch vàng là cảnh báo tình trạng sức khỏe gặp vấn đề
Việc trẻ bị nôn ra dịch vàng có thể là cảnh báo cho tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề.
1.1 Khi trẻ nôn ra dịch vàng và xanh
Trong trường hợp trẻ bị nôn ra dịch màu vàng xanh rất có thể trẻ đang nôn ra dịch mật. Tuy nhiên, tình trạng này không cần quá lo lắng. Đôi khi, có thể lý do chỉ là bởi dạ dày của trẻ đang trống rỗng hoặc bị cúm dạ dày.
Bên cạnh đó, đây cũng có thể là cảnh báo cho tình trạng trẻ bị sa ruột hoặc sỏi mật. Tình trạng này sẽ đi kèm cùng những biểu hiện như táo bón, biếng ăn, đau quặn vùng bụng, … Tuy nhiên, căn bệnh sỏi mật thường khá hiếm gặp đối với trẻ nhỏ.
1.2 Khi trẻ nôn ra dịch vàng cam
Ta có thể bắt gặp trẻ bị nôn ra dịch có màu vàng cam trong những giờ đầu sau khi trẻ bị mắc một số bệnh lý. Hiện tượng này có thể duy trì nếu cha mẹ tiếp tục cho trẻ ăn giữa cơn nôn. Khi đó, màu vàng cam chính là màu thức ăn được tiêu hóa.
Những tình trạng được cảnh báo khi trẻ nôn ra dịch màu vàng cam:
– Viêm dạ dày ruột do virus: Khi này, trẻ sẽ nôn ra dịch nhầy vàng cam. Cùng với đó là các triệu chứng sốt nhẹ, đau bụng, …
– Cảm cúm: Trẻ sẽ có biểu hiện chảy nước mũi, sốt cao, đau họng, mệt mỏi, … kèm theo nôn ra dịch vàng cam.
– Ngộ độc thực phẩm: Khi ăn phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, trẻ sẽ bị bệnh. Tình trạng này khiến trẻ nôn trớ kèm đau bụng, sốt, tiêu chảy, …
1.3 Những trường hợp khác
Bên cạnh đó, việc trẻ có triệu chứng nôn ra dịch vàng cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Ví dụ như viêm ruột thừa, lồng ruột, hóa trị, say xe, …
2. Nguyên nhân khiến trẻ nôn ra dịch màu vàng
2.1 Trẻ sơ sinh bị nôn trớ cơ năng
– Trẻ bú quá no, đặt trẻ nằm ngay sau khi bú.
– Cho trẻ bú không đúng tư thế.
– Mẹ quấn tã cho trẻ quá chặt gây sức ép lên dạ dày.
– Mẹ rơ lưỡi cho trẻ quá sâu cũng khiến trẻ nôn trớ.
Đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nôn nhiều nôn ra dịch màu vàng.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị viêm tai giữa cần lưu ý những gì khi điều trị
Ăn quá no, bú không đúng tư thế,.. là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nôn trớ ra dịch màu vàng
2.2 Trẻ sơ sinh bị nôn trớ bệnh lý
Ngoài ra, hiện tượng nôn trớ thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu nguy cơ trẻ mắc bệnh lý như:
– Trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Chậm nhu động ruột, tiêu chảy, dị tật đường tiêu hóa, tắc ruột, xoắn ruột…
– Trẻ mắc bệnh về đường hô hấp.
– Trẻ mắc một số bệnh khác: Rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng sinh dục thượng thận, viêm màng não mủ, xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrongbin…
Nhóm nguyên nhân này ít gặp hơn và thường được phát hiện muộn, song nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.
3. Tình trạng nôn ra dịch màu vàng ở trẻ có nguy hiểm không?
Việc trẻ nôn ói không phải một bệnh lý. Đó chỉ là triệu chứng của một số loại bệnh. Thông thường, màu sắc của chất nôn sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn bệnh.
Nếu tình trạng nôn của trẻ kéo dài 1-2 ngày thì không phải vấn đề đáng ngại. Đây có thể chỉ là một phản ứng của cơ thể khi bị kích thích ruột. Hoặc đó là quá trình đào thải chất độc ra khỏi dạ dày.
Tuy nhiên, trong trường hợp bị nôn ói liên tục, thậm chí kéo dài tới vài tuần, tháng, ta nên cẩn thận với nguy cơ các bệnh mạn tính. Khi đó, triệu chứng nôn sẽ kèm theo một số biểu hiện như:
– Trẻ co giật, hốt hoảng, quấy khóc nhiều.
– Trẻ nôn liên tục trong ngày.
– Trẻ có những dấu hiệu của mất nước.
– Trẻ bị sốt, ngủ li bì.
– Chất nôn dính máu hoặc có dịch nôn màu xanh vàng.
– Màu sắc da của trẻ có sự thay đổi.
– Nhịp thở của trẻ nhanh bất thường. Thậm chí, trẻ sẽ có xuất hiện những cơn ngưng thở.
– Trẻ xuất hiện những dấu hiệu báo động bất thường của đường tiêu hóa. Ví dụ như đầy hơi, táo bón, trướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy, …
– …
4. Trẻ bị nôn trớ ra dịch màu vàng phải làm sao?
Khi trẻ có dấu hiệu nôn trớ ra dịch màu vàng cha mẹ cần kịp thời thực hiện các thao tác sau:
– Ngay lập tức cho trẻ nghiêng đầu sang một bên để trẻ không bị sắc chất nôn. Dùng khăn gạc làm sạch chất nôn trong miệng và họng trẻ trước, sau đó đến mũi trẻ (nếu có).
– Dùng bàn tay khum lại, vỗ nhè nhẹ vào hai bên lưng để trẻ đỡ sợ và bớt khóc, đồng thời cũng giúp trẻ nôn phần còn lại ra ngoài.
– Dùng khăn xô thấm nước ấm, lau sạch mặt và cổ cho trẻ, thay quần áo cho trẻ nếu có dính chất nôn.
– Khi trẻ đã bình tĩnh lại, từ từ cho trẻ uống nước ấm hoặc oresol ấm.
– Từ từ cho trẻ bú sữa rồi cho trẻ ngủ.
– Tuyệt đối không tùy tiện cho trẻ uống thuốc chống nôn.
>>>>>Xem thêm: Thời gian ủ bệnh cúm A là bao lâu và biểu hiện là gì?
Trong một số trường hợp trẻ nôn và quấy khóc nhiều cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị hiệu quả
Trường hợp trẻ nôn ra dịch màu vàng do bị sặc hoặc do dị vật cần có biện pháp sơ cứu nhanh chóng bằng cách cho trẻ nằm sấp, vỗ nhẹ vào lưng giữa hai bả vai của trẻ. Nếu trẻ có sữa trào vào mũi và họng thì phải hút sạch. Lấy 2 ngón tay ấn mạnh chỗ giữa ức của trẻ 5 lần. Sau đó đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kiểm tra kịp thời.
Ngoài ra, cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu sốt kèm theo những triệu chứng sau và kéo dài nhiều ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm:
– Trẻ quấy khóc nhiều, thóp phồng, có biểu hiện co giật hoặc hốt hoảng.
– Trẻ nôn trớ liên tục 24 giờ.
– Trẻ có dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi.
– Màu sắc da thay đổi, nhịp thở nhanh chậm bất thường, có những cơn ngưng thở.
– Trẻ có dấu hiệu mất nước: Da khô, môi khô, rụng tóc.
– Trẻ bị sốt, ngủ li bì.
– Chất nôn có dính máu hoặc nôn ra dịch màu xanh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.