Sốt là hiện tượng không xa lạ ở trẻ nhỏ, tuy nhiên sốt cao co giật lại có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần nắm được cách xử lý sốt cao co giật ở trẻ để kịp thời xử trí tại nhà.
Bạn đang đọc: Cách xử lý sốt cao co giật ở trẻ tại nhà
1. Sốt cao co giật ở trẻ là như thế nào?
Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, hoặc khi cơ thể mắc các bệnh tự miễn, các bệnh lý ác tính… Thông thường, với phần lớn các bệnh nhiễm trùng, sốt sẽ nhanh khỏi và không gây nguy hiểm cho trẻ.
Trẻ được xác định là sốt khi nhiệt độ cơ thể của trẻ trên 37,5 độ C:
– Nhiệt độ trong khoảng từ 37,5°C – 38°C: sốt nhẹ
– Nhiệt độ từ 38°C – 39°C: sốt vừa
Nhiệt độ từ 38°C – 39°C: sốt vừa
– Nhiệt độ từ 39°C – 40°C: sốt cao
– Nhiệt độ trên 40°C: sốt rất cao
Sốt cao co giật là hiện tượng trẻ bị co giật khi thân nhiệt tăng trên 38°C trong khi trẻ không có bất kỳ bệnh lý nền nào gây co giật như: động kinh, rối loạn điện giải, chấn thương não, ..Tùy vào cơ địa của từng trẻ mà trẻ có thể bị co giật ở các mức nhiệt độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, nhiệt độ càng cao thì khả năng bị co giật càng lớn.
Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng – 5 tuổi. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này, não của trẻ chưa được hoàn thiện và khá nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ.
2. Biểu hiện của trẻ sốt cao bị co giật
Khi trẻ bị co giật do sốt cao, trẻ thường có các biểu hiện sau:
– Chân tay cứng lại, sau đó giật liên tục tay chân
– 2 hàm răng cắn chặt lại, có thể sùi bọt mép, 2 mắt trợn ngược
– Trẻ ngừng thở trong vài giây
– Nôn mửa
– Tiểu tiện, đại tiện một cách không kiểm soát
– Sau cơn co giật, trẻ thường cảm thấy rất buồn ngủ
– Trẻ mơ màng, có dấu hiệu nhầm lẫn sau khi co giật, nhưng trạng thái này sẽ mất đi sau khoảng 1 tiếng đồng hồ. Lúc này trẻ lại trở về trạng thái như bình thường.
Tùy thuộc vào thời gian và mức độ của cơn co giật, co giật do sốt được chia thành 2 dạng lâm sàng cơ bản, đó là: co giật sốt đơn thuần và co giật sốt phức tạp.
Tìm hiểu thêm: Những thắc mắc về việc sử dụng men vi sinh cho trẻ em
Sốt cao co giật làm trẻ nôn mửa
2.1. Co giật sốt cao đơn thuần
– Tần suất co giật: chỉ một cơn thoáng qua, và có thể tự hết trong vòng 15 phút đổ lại (thường là hết sau vài phút)
– Biểu hiện:
+ Trẻ bị co giật ở một phần cơ thể và không kèm theo mất ý thức.
+ Trẻ có thể quay đầu và mắt sang bên cạnh.
+ Toàn thân trẻ co cứng, trong đó co giật xảy ra ở chân/tay hoặc một nửa người
+ Không xuất hiện cơn co giật thứ hai trong vòng 24 giờ
2.2. Co giật sốt phức tạp
– Tần suất co giật: nhiều hơn 1 cơn trong 24 giờ, mỗi cơn có thể kéo dài trên 15 phút
– Biểu hiện:
+ Co giật nhiều lần trong 24 giờ đồng hồ
+ Xuất hiện thêm các triệu chứng: nôn mửa, cứng cổ, …
Theo các bác sĩ, co giật sốt đơn thuần thường khỏi mà không để lại di chứng nào cho trẻ. Nhưng với co giật sốt phức tạp, trẻ sẽ cần phải được đo điện não đồ, chụp cắt lớp não (chụp CT scan sọ não), hoặc chọc tủy sống để tìm nguyên nhân gây bệnh.
3. Xử lý sốt cao co giật ở trẻ tại nhà như thế nào
Khi bị co giật do sốt, trẻ sẽ rơi vào trạng thái mất tự chủ và dễ cắn vào lưỡi, do đó cha mẹ cần phải biết cách xử lý sốt cao co giật ở trẻ tại nhà, ngăn ngừa những chuyện không hay xảy ra.
3.1. Các bước xử lý sốt cao co giật ở trẻ
Cha mẹ có thể xử lý sốt cao co giật ở trẻ theo các bước sau:
3.1.1. Thông đường thở cho trẻ
– Đầu tiên, cha mẹ đặt trẻ nằm nghiêng, chú ý không gập đầu trẻ để trẻ có thể thở tốt.
– Đặt khăn mềm (hoặc gạc sạch) giữa 2 hàm răng của trẻ để trẻ không cắn vào lưỡi
– Đồng thời, cha mẹ phải quan sát và ghi nhớ các biểu hiện co giật của trẻ cũng như đo thời gian cơn co giật của trẻ.
3.1.2. Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (sử dụng thuốc nhét hậu môn)
Bước tiếp theo, cha mẹ cần hạ sốt cho con. Vì trẻ đang lên cơn co giật, không thể uống thuốc nên cha mẹ cần dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ. Có thể dùng thuốc Paracetamol liều 10mg/kg/lần theo hướng dẫn sau:
– Đối với trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: dùng 1 viên 80mg
– Đối với trẻ từ 1-5 tuổi: dùng 1 viên 150mg
>>>>>Xem thêm: Trẻ em biếng ăn phải làm sao? Mách bố mẹ 7 cách giúp trẻ ăn ngon miệng
Hạ sốt cho trẻ bằng thuốc nhét hậu môn
3.1.3. Làm mát cơ thể cho trẻ
Song song với việc sử dụng thuốc hạ sốt, cha mẹ cũng cần làm mát cơ thể cho trẻ để hạ sốt bằng cách:
– Nới lỏng quần áo trẻ đang mặc, hoặc cởi bớt quần áo cho trẻ.
– Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước rồi đặt ở nách, bẹn và sau mang tai cho trẻ
– Sau mỗi 2-3 phút lại vò khăn với nước ấm và đắp lại vào các vị trí trên cho tới khi nhiệt độ nách của bé dưới 30 độ C thì dừng.
– Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để để được cấp cứu và điều trị.
3.2. Những điều cần tránh khi xử lý sốt cao co giật ở trẻ
Trong quá trình xử lý sốt cao co giật ở trẻ, cha mẹ cấn chú tránh những việc sau:
– Không cho trẻ uống bất kỳ thứ gì, kể cả thuốc, vì rất dễ khiến trẻ bị sặc, khó thở
– Không giữ chặt trẻ, không dùng sức để kìm cơn co giật của trẻ vì điều này có thể khiến cho trẻ bị chấn thương dây chằng hoặc trật khớp, gãy xương,…
– Không cho tay vào miệng của trẻ để tránh bị trẻ cắn, có thể sẽ bị chảy máu
– Không dùng nước đá, nước lạnh để lau chườm cho trẻ
Trên đây là những thông tin về cách xử lý sốt cao co giật cho trẻ tại nhà. Cha mẹ lưu ý, đây chỉ là những bước sơ cứu ban đầu để tránh biến chứng xảy ra. Để đánh giá đúng tình trạng bệnh của trẻ cũng như nguyên nhân khiến trẻ sốt cao co giật, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán, điều trị sớm cho con.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.