Theo nhiều khảo sát, sâu răng hiện là bệnh lý răng miệng rất phổ biến trên thế giới. Đặc biệt, hiện tượng sâu răng cấm càng khiến nhiều người phải e ngại vì vị trí khó khăn, nằm khuất. Vậy làm sao để có thể triệt để xử lý răng cấm bị sâu. Chúng ta hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết sau đây:
Bạn đang đọc: Cách xử lý triệt để khi bị sâu răng cấm
1. Răng cấm nằm ở vị trí nào?
Răng cấm là chiếc răng thuộc nhóm răng hàm lớn và là răng số 6 thuộc cung hàm. Thời điểm răng số 6 vĩnh viễn mọc sẽ thường trong khoảng 6-8 tuổi. Đây còn được gọi là răng cối thứ nhất với mặt nhai rộng cùng thân răng lớn. Răng cấm và răng số 7 chính là hai răng đóng vai trò thực hiện ăn nhai chính trong tất cả các răng.
Khi răng cấm mọc lên sẽ thay thế răng sữa và thành răng vĩnh viễn. Chiếc răng này có mối liên hệ mật thiết với hệ thống các dây thần kinh xoang hàm. Vì vậy, răng cấm luôn cần được bảo toàn tối nha và không nên nhổ tùy tiện, tránh biến chứng.
Răng cấm nằm phía trong và là răng số 6 thuộc cung hàm
Vị trí răng cấm nằm ở khá sâu trong cung hàm nên việc vệ sinh, chăm sóc cần được để ý khá kĩ. Như vậy, răng sẽ tránh bị tổn thương dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.
2. Những lý do gây ra sâu răng cấm
Một thực trạng đáng báo động là sâu răng cấm ngày càng nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu xuất phát từ những vi khuẩn gây hại ở trên bề mặt răng. Lúc đầu, chúng chỉ tạo thành những đốm nhỏ với màu nâu đen xuất hiện trên răng. Tuy nhiên, khi bệnh nhân lơ làm không quan tâm sẽ khiến răng cấm nhanh chóng sâu răng. Điều này bởi vi khuẩn đã mở rộng phạm vi tổn thương, lan sang cả những cấu trúc bên trong như tủy, ngà răng.
Sau đây là một vài nguyên nhân dẫn tới sâu răng cấm nghiêm trọng:
– Bệnh nhân không thực hiện vệ sinh răng miệng kĩ khiến những chiếc răng cấm bị bỏ qua, không được chăm chút. Lâu dài, điều này sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, tạo nên những mảng bám và tập hợp lại khiến răng cấm bị sâu.
– Bệnh nhân bị dính những mảnh vụn thức ăn còn tồn đọng trong răng cấm. Hiện tượng này xuất phát từ việc răng cấm đảm nhân chức năng ăn nhai chính nên mức độ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn là rất lớn. Đặc biệt, với những tín đồ của các món ăn vặt, nước có ga, đồ ngọt thì tình trạng răng cấm bị sâu nặng dẫn tới vỡ răng là rất dễ xảy ra.
– Đặc điểm của những chiếc răng hàm có sự khác biệt về diện tích mặt nhai so với những răng khác. Mặt nhai của chúng rộng và có nhiều những hố, rãnh để có thể dễ dàng nghiền thức ăn.
3. Có nên nhổ bỏ răng cấm khi bị sâu nặng?
Tìm hiểu thêm: Kiến thức về phương pháp tầm soát ung thư vú khi mang thai
Bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị duy trì với các trường hợp sâu răng cấm
Đối với răng cấm, ta cần hiểu đây là răng đóng vai trò quan trọng trên cung hàm. Chiếc răng này không chỉ có nhiệm vụ nhai, nghiền thức ăn mà còn góp phần làm nên cấu trúc hàm. Vì vậy, việc răng cấm bị mất sẽ tạo nên khoảng trống, gây thiếu hụt răng. Từ đó, những ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn hàm sẽ xảy ra. Những răng còn lại sẽ theo xu hướng bị xô lệch ngày càng lớn. Tất cả cùng đổ nghiêng về khoảng trống do mất răng dẫn tới biến chứng cấu trúc hàm.
Bên cạnh đó, không chỉ răng cấm mà việc nhổ bỏ bất kì răng nào trên cung hàm cũng đều gây nguy hiểm. Nó có khả năng kéo theo những hiện tượng xấu cho sức khỏe răng miệng như bị tiêu xương hàm do giảm sút lực nhai đáng kể. Sức khỏe răng miệng sẽ bị suy giảm và kéo theo biến chứng rất khó điều trị.
Bởi những lý do trên mà khi bị sâu răng cấm, bác sĩ thường ưu tiên điều trị bảo tồn răng. Nhổ bỏ răng cấm chỉ là biện pháp cuối cùng khi tình trạng răng cấm bị hư hại quá nghiêm trọng và không thể khắc phục. Khi đó, nhổ răng sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng lan rộng.
4. Các cách xử lý triệt để khi bị sâu răng cấm
Để dứt điểm tình trạng sâu răng cấm, bệnh nhân cần được áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa. Trước tiên, bác sĩ sẽ cần kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng để xác định mức độ, nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ được chụp X-quang để đánh giá tổn thương của răng. Sau đó, kế hoạch điều trị phù hợp sẽ được xây dựng. Sau đây là những phương pháp điều trị thường được chỉ định:
4.1 Hàn trám răng
Với phương pháp hàn trám răng sâu, đây là một kỹ thuật khá dễ dàng và nhanh chóng. Thông thường, quá trình hàn trám có thể được thực hiện chỉ trong một lần hẹn. Miếng trám răng sẽ đóng vai trò giống như một lá chắn để bảo vệ mô răng thật. Những sự tấn công của vi khuẩn sẽ được ngăn ngừa, hạn chế tình trạng sâu răng cấm bị tái lại nhiều lần.
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khả năng chịu lực của vật liệu trám răng không cao. Do đó, sau khi đã trám răng, bệnh nhân nên ăn nhai với một lực vừa phải để miếng trám không bị tổn thương. Cùng với đó, bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên đến nha khoa để kiểm tra định kỳ, theo dõi tình trạng miếng trám đều đặn.
4.2 Bọc răng sứ
>>>>>Xem thêm: Mục đích của phương pháp xét nghiệm ung thư vòm họng
Bọc răng sứ giúp phục hình răng cấm bị sâu dẫn tới hư hại hiệu quả
Kỹ thuật bọc răng sứ được áp dụng trong khắc phục tình trạng răng sâu hiệu quả. Trung bình, tuổi thọ của răng sứ sẽ từ 8-10 năm. Tuy nhiên, con số này có thể lên tới 20 năm nếu được chăm sóc đúng cách.
Với phương pháp này, răng sứ sẽ được đặt lên trên răng thật. Răng được cố định bằng một chất kết dính nha khoa. Thực hiện bọc sứ không chỉ giúp răng được khôi phục mà còn điều trị bảo vệ răng khỏi bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh và các tác nhân bên ngoài.
4.3 Một số phương pháp khác
Trong trường hợp sâu răng cấm vào tới tủy, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy trước. Sau đó các phương pháp phục hình răng sẽ được thực hiện. Còn với những trường hợp răng chỉ sâu nhẹ, mô răng không bị ảnh hưởng nhiều thì sẽ được bác sĩ loại bỏ sâu. Tiếp đến bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
Song song với điều trị nha khoa, bệnh nhân cũng nên chủ động kiểm soát các bệnh lý toàn thân. Cùng với đó là chế độ sinh hoạt, ăn uống để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.