Sốt xuất huyết năm nay đang diễn biến phức tạp với số ca nhiễm liên tục tăng, biến chứng nghiêm trọng. Dấu hiệu sốt xuất huyết nặng, cách chăm sóc và điều trị sẽ có trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Cách xử trí khi xuất hiện dấu hiệu sốt xuất huyết nặng
1. Thế nào là sốt xuất huyết nặng?
Sốt xuất huyết nặng là tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể gây ra sốc sốt xuất huyết, xuất huyết nội tạng và nguy hiểm nhất là tử vong. Những trường hợp diễn tiến thành sốt xuất huyết nặng có nguy cơ cao tử vong cao trong 1-2 giờ, do đó việc nhập viện điều trị kịp thời vô cùng quan trọng.
Bệnh nhân có khả năng biến chuyển thành sốt xuất huyết nặng tùy vào loại virus họ mắc phải. Cụ thể, với sốt xuất huyết Dengue thì nhiễm Dengue-2 thường nặng hơn so với các type còn lại. Nếu người bệnh là trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người mang bệnh lý kèm theo là nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn tiến thành sốt xuất huyết nặng.
2. Cảnh báo dấu hiệu sốt xuất huyết nặng và những điều nên làm
2.1. Dấu hiệu sốt xuất huyết nặng cần lưu ý
Các dấu hiệu sốt xuất huyết nặng thường bắt đầu xuất hiện từ 3-7 ngày sau khi bệnh khởi phát. Một số dấu hiệu mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý bao gồm:
– Đau bụng dữ dội nhất là ở vùng gan
– Đau cơ
– Nôn mửa liên tục, ít nhất 3 lần trong 1 giờ đồng hồ
– Chảy máu lợi, chân răng
– Chảy máu mũi
– Nôn ra máu
– Đi ngoài ra máu
– Da niêm tím
– Thở nhanh, khó thở, tức ngực
– Mệt mỏi, lừ đừ, li bì
Nếu đang điều trị tại nhà, người bệnh nên theo dõi sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện dấu hiệu chuyển nặng và đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Không được chủ quan, chậm trễ trong điều trị để tránh bệnh tiến triển đột ngột gây ra các biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng.
Người bệnh sốt xuất huyết cần được cấp cứu nhanh chóng nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo tình trạng tiến triển nặng
2.2. Khi có dấu hiệu sốt xuất huyết nặng nên xử lý như thế nào?
Mặc dù đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết nhưng việc phát hiện sớm và tiếp cận chăm sóc y tế đúng cách sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong xuống thấp.
Sốt xuất huyết nặng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nguy cơ gây tử vong cao là do:
– Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch từ đó gây tụt huyết áp.
– Tràn dịch đa màng: màng bụng, màng phổi và tim, …
– Dịch màng phổi dẫn đến tình trạng suy hô hấp cấp.
– Xuất huyết nghiêm trọng: chảy máu mũi không cầm được, xuất huyết âm đạo, xuất huyết trong cơ, xuất huyết tiêu hóa và nội tạng.
– Suy đa phủ tạng bao gồm tim, gan, thận, rối loạn tri giác, …
Tình trạng sốt xuất huyết nặng cần được cấp cứu và chăm sóc y tế ngay lập tức. Không có cách điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân sốt xuất huyết nói chung và sốt xuất huyết biến chứng nói riêng, chủ yếu cải thiện triệu chứng và giảm biến chứng. Từ 24 giờ đến 48 giờ tiếp theo của giai đoạn sốc sốt xuất huyết cần đặc biệt lưu tâm vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cần nhập viện để được bác sĩ và đội ngũ y tế có kinh nghiệm chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng và giảm nguy cơ tử vong.
3. Cảnh báo bệnh sốt xuất huyết gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, biến chứng sốt xuất huyết gây ra với sức khỏe rất nghiêm trọng.
3.1. Sốc hay sốc Dengue
Mất máu, thoát huyết tương do virus bệnh sốt xuất huyết làm tăng tính thấm mao mạch khiến thoát huyết tương, máu cô đặc và dẫn đến tình trạng sốc.
3.2. Viêm đường hô hấp, viêm phổi, phù phổi
Tình trạng thoát huyết tương ở người bệnh có thể tràn và xâm nhập đường hô hấp gây ra một loạt biến chứng như tràn dịch màng phổi, viêm đường hô hấp, viêm phổi hoặc phù phổi. Những tình trạng này đều rất nguy hiểm, cần cấp cứu kịp thời để tránh đe dọa tới tính mạng.
3.3. Hạ huyết áp đột ngột
Nếu bệnh nhân mất máu hoặc thoát huyết tương, huyết áp sẽ giảm đột ngột. Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh có thể xuất huyết não và dẫn đến tử vong.
Tìm hiểu thêm: Phòng bệnh quai bị
Hạ huyết áp đột ngột kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực với sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng
3.4. Suy tim, suy thận
Bệnh nhân có thể bị suy tim do chảy máu liên tục, khiến tim không có đủ máu tuần hoàn cộng với dịch huyết tương xuất huyết gây tràn dịch ứ đọng tại màng tim. Thận phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu dẫn đến suy thận cấp.
3.5. Biến chứng mắt
Sốt xuất huyết cũng ảnh hưởng lớn đến mắt, gây mù lòa đột ngột do xuất huyết võng mạc.
3.6. Biến chứng ở phụ nữ có thai
Người đang mang thai bị sốt xuất huyết khiến nhịp tim rối loạn, ảnh hưởng đến thai nhi. Những ngày tiếp theo, bà bầu có thể giảm tiểu cầu kéo theo biến chứng chảy máu ồ ạt. Nếu sốt xuất huyết xảy ra ở những tháng đầu thai kỳ, nguy cơ sảy thai cao.
4. Gợi ý một số thực phẩm tốt cho người bệnh sốt xuất huyết
4.1. Nước dừa
Nước dừa cung cấp nhiều khoáng chất và muối cho cơ thể. Uống nước dừa giúp duy trì mức điện giải của cơ thể, ngăn ngừa mất nước và hạn chế suy nhược. Nếu người bệnh có bệnh lý như huyết áp thấp, tiểu đường, suy thận, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp.
4.2. Nước hoa quả
Chất lỏng rất quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh sốt xuất huyết. Nước ép trái cây, đặc biệt là trái cây họ cam quýt là nguồn cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào, giúp người bệnh nhanh hồi phục.
>>>>>Xem thêm: Lạm dụng paracetamol khi sốt cao do sốt xuất huyết, coi chừng hại gan
Nước ép hoa quả cung cấp vitamin, khoáng chất quan trọng để tăng cường sức đề kháng, giúp người bệnh sớm hồi phục
4.3. Cháo, súp
Cơ thể người mắc sốt xuất huyết cần carbohydrate. Điều tuyệt vời là các món cháo dễ tiêu hóa, tạo cảm nhạc nhẹ bụng sau khi ăn. Người bệnh nên ăn các món cháo thịt nạc, thịt gà để hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể trong giai đoạn hồi phục.
4.4. Ngũ cốc
Ngũ cốc luôn là loại thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng với cơ thể nhất là với người ốm. Các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, số người mắc bệnh có xu hướng tăng cao thời gian gần đây. Do đó, mỗi chúng ta cần nâng cao nhận thức về bệnh để từ đó phòng ngừa hiệu quả, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.