Đột quỵ là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nhiều người băn khoăn cảm giác đột quỵ sắp diễn ra như thế nào? Các thông tin tổng quan về bệnh sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Cảm giác đột quỵ sắp diễn ra cần biết để xử trí kịp thời
1. Khái quát thông tin về đột quỵ
Đột quỵ là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm vì đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người cùng với đó là di chứng tàn tật nặng nề. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không nắm được các triệu chứng cảnh báo nên chủ quan bỏ qua hoặc trì hoãn việc điều trị.
Trái tim của một người trưởng thành trung bình đập khoảng 100.000 lần mỗi ngày. Với mỗi nhịp đập, tim sẽ bơm máu giàu oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu di chuyển qua một mạng lưới mạch máu đến với các tế bào.
Tuy nhiên, khi tình trạng tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu cho các bộ phận trên cơ thể. Khi điều này xảy ra với các mạch cung cấp máu cho cơ tim, tình trạng này được gọi là cơn đau tim. Nếu xảy ra với các mạch máu trong não sẽ được gọi tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ não.
2. Cảm giác đột quỵ cụ thể như thế nào?
2.1. Tìm hiểu cảm giác đột quỵ khi bệnh xảy ra
Phần lớn các triệu chứng đột quỵ diễn ra một cách đột ngột và nghiêm trọng. Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau đây, bạn hãy nghĩ ngay đến khả năng bản thân đang bị đột quỵ:
– Mất khả năng nói, khó diễn đạt và hiểu ngôn ngữ
– Khó đi lại, di chuyển hay giữ thăng bằng
– Sụp mí, tê yếu một bên mặt
– Miệng méo, mặt lệch
– Khó nhìn, nhìn mỡ ở một hoặc cả hai mắt
– Đau nhức đầu dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm
Khi cơ thể bị đau đầu dữ dội, đau nhói ở một nửa đầu, hãy nghĩ ngay đến đột quỵ não
2.2. Xử trí khi bản thân hoặc người xung quanh có cảm giác đột quỵ
Nếu bạn cảm nhận được cảm giác đột quỵ sắp diễn ra, cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo, hãy báo ngay với người thân hoặc trực tiếp gọi cấp cứu.
Trường hợp gặp người khác có biểu hiện và cảm giác đột quỵ, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu và thực hiện sơ cứu tại chỗ theo quy trình sau:
– Nếu người bệnh tỉnh táo, đặt bệnh nhân nằm thoải mái trên mặt phẳng và hỗ trợ nới lỏng quần áo, cởi bỏ trang sức.
– Nếu người bệnh lơ mơ kèm buồn nôn, cho người bệnh nằm nghiêng kết hợp móc hết đờm dãi để làm sạch đường thở, tránh nôn sặc.
– Nếu bệnh nhân co giật, cho người bệnh ngấm một chiếc đũa quấn vải xung quanh ngăn cắn vào lưỡi.
– Nếu người bệnh ngưng thở, hãy nhanh chóng hô hấp nhân tạo.
Tìm hiểu thêm: Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản và những điều cần biết
Người bệnh đột quỵ được cấp cứu càng nhanh, tỷ lệ sống sót và hồi phục càng cao
3. Cảnh báo biến chứng nguy hiểm do đột quỵ gây nên
3.1. Liệt vận động
Liệt vận động là di chứng đột quỵ khá phổ biến với hơn 90% ca đột quỵ có thể gặp phải di chứng này. Bệnh nhân có thể bị liệt mặt, liệt tay chân, liệt hoặc yếu nửa người. Biến chứng này gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, người bệnh không thể tự mặc quần áo, vệ sinh cá nhân hay ăn uống. Vì vậy, người bệnh sau đột quỵ luôn phải có sự hỗ trợ, chăm sóc của người thân.
3.2. Rối loạn nhận thức
Biểu hiện nhận thức của bệnh nhân đột quỵ thể hiện như sau:
– Hay quên
– Suy giảm hoặc mất trí nhớ
– Thiếu tỉnh táo
– Mất nhận thức về không gian, thời gian, các sự kiện xung quanh
– Không hiểu lời người khác nói
Một số trường hợp phải thực hành lại cách sinh hoạt đơn giản hàng ngày như mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, ăn uống, …
3.3. Rối loạn ngôn ngữ
Biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ ở người sau đột quỵ bao gồm:
– Nói ngọng
– Nói lắp
– Khó nói
– Nói không rõ lời
– Nói chậm
– Không nói được
Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp khó khăn trong kiểm soát cơ miệng nên gây khó khăn khi ăn uống và biểu đạt ngôn ngữ. Cùng với di chứng vận động, đây cũng là di chứng khá phổ biến ở người bị đột quỵ.
3.4. Thay đổi hành vi, cảm xúc
Sau đột quỵ, nhiều người phải nhờ cậy vào sự chăm sóc của người thân do di chứng của bệnh. Do đó, nhiều người dễ cảm thấy mặc cảm, tự ti, cáu giận cùng với đó là nỗi lo lắng bệnh tái phát. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến u uất, trầm cảm. Lúc này, sự đồng cảm và động viên của người thân vô cùng quan trọng. Điều này giúp người bệnh có thêm động lực để nhanh hồi phục hơn.
3.5. Rối loạn tiểu tiện
Hệ thống thần kinh bị tổn thương do đột quỵ có thể gây rối loạn cơ vòng. Vì vậy, nhiều người sau đột quỵ có thể đối mặt với tình trạng mất kiểm soát đại, tiểu tiện, tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu nếu không được chăm sóc kỹ.
Ngoài các di chứng nêu trên, một số trường hợp có thể bị suy giảm thị lực ở một hoặc hai mắt, đau tim hoặc viêm phổi, …
>>>>>Xem thêm: Thuốc động kinh: Cách sử dụng và nguyên tắc cần lưu ý
Sau đột quỵ, người bệnh đối mặt với nhiều di chứng khiến chất lượng cuộc sống suy giảm
4. Phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Có thể thấy, biến chứng của đột quỵ rất nghiêm trọng vì vậy việc phòng ngừa đột quỵ là việc ai cũng cần thực hiện. Chuyên gia gợi ý mỗi người có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng việc duy trì các thói quen sau đây:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất bao gồm protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin.
– Ưu tiên bổ sung các loại rau củ, hoa quả tươi để bổ sung chất xơ, dưỡng chất thiết yếu cho hệ thống mạch máu, tăng cường quá trình lưu thông máu.
– Tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều omega-3 và các chất béo không no để giảm thành phần cholesterol xấu trong máu, giảm xơ vữa mạch và hạn chế sự hình thành các cục máu đông.
– Ngủ đủ 8 tiếng, không thức khuya.
– Tập thể dục nhiều hơn: nên lựa chọn các bài tập vừa sức, ít nhất 4-5 buổi/tuần. Nếu không đủ sức tập liên tục 30 phút, bạn có thể chia nhỏ ra tập 10-15 phút/lần và tập trong 2-3 lần/ngày.
– Hạn chế tối đa uống rượu bia, đồ uống có cồn và hút thuốc lá.
– Tầm soát nguy cơ đột quỵ: tất cả mọi người nên thực hiện tầm soát từ 1-2 lần mỗi năm. Những người thuộc nhóm nguy cơ cao cần đặc biệt lưu ý và thăm khám định kỳ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.