Cảm lạnh và cảm cúm đều có những biểu hiện khá giống nhau như hắt hơi, đau họng, sốt, ho… Vì thế nhiều người thường xuyên nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này, dẫn tới việc điều trị thiếu hiệu quả.
Bạn đang đọc: Cảm lạnh hay cảm cúm? đau họng, sốt, ho.
Các triệu chứng của cảm cúm thường xuất hiện rất nhanh
Các triệu chứng của bệnh cúm như đau họng, sốt, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, ngạt mũi và ho có xu hướng xuất hiện rất nhanh. Trong khi đó cảm lạnh xuất hiện từ từ với các triệu chứng như chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Bệnh cúm sẽ thuyên giảm dần sau 2 – 5 ngày nhưng cảm lạnh lại kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn.
Sốt thường là dấu hiệu của cảm cúm
Những người bị cúm có thể sốt từ 38 – 39 độ C.
Chỉ có một số trường hợp bị sốt nhẹ khi cảm lạnh, còn lại phần lớn không gặp phải triệu chứng này. Những người bị cúm có thể sốt từ 38 – 39 độ C. Trẻ em bị cảm cúm có thể bị sốt cao hơn. Trẻ em cũng có nhiều nguy cơ bị sốt với cảm lạnh thông thường.
Cảm cúm gây mệt mỏi kéo dài hàng tuần
Khi bị cúm, người bệnh có thể cảm thấy vô cùng mệt mỏi và đau nhức toàn thân. Tình trạng mệt mỏi và suy nhược này có thể kéo dài đến 3 tuần hoặc thậm chí là lâu hơn ở người cao tuổi và những người mắc bệnh mạn tính hay có hệ miễn dịch yếu. Với cảm lạnh, tình trạng mệt mỏi hầu như chỉ kéo dài trong vài ngày.
Cả cảm lạnh và cảm cúm đều gây đau đầu
Cảm lạnh và cảm cúm đều có thể gây ra triệu chứng đâu đầu. Tuy nhiên đau đầu do cảm lạnh có mức độ nhẹ hơn so với đau đầu do cảm cúm.
Ho là dấu hiệu cảnh báo của cảm lạnh và cảm cúm
Cảm lạnh và cảm cúm là những bệnh về đường hô hấp, vì vậy cả hai đều gây ho.
Cảm lạnh và cảm cúm là những bệnh về đường hô hấp, vì vậy cả hai đều gây ho. Viêm phổi là một biến chứng của bệnh cảm cúm. Tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay nếu bị ho dai dẳng, sốt cao hơn 38 độ và ớn lạnh, khó thở, đau ngực khi ho hoặc ho có đờm màu vàng – xanh hay có lẫn máu.
Đau tai: có thể đến từ cảm lạnh hoặc cúm
Cả hai bệnh kích thích vòi tai nối cổ họng với tai giữa. Điều này có thể gây ra cơn đau âm ỉ ở tai. Đau tai do cảm lạnh và cảm cúm thường tự biến mất. Đi khám bác sĩ nếu cảm thấy cơn đau tai vẫn tiếp tục sau khi đã khỏi cảm cúm hoặc cảm lạnh hoặc cảm thấy đau tai dữ dội đột ngột. Bạn có thể đã bị viêm tai và cần điều trị.
Cảm lạnh thường bắt đầu với triệu chứng viêm họng
Tìm hiểu thêm: Chỉ số xét nghiệm cholesterol khi nào nguy hiểm?
Cảm lạnh thường bắt đầu với triệu chứng viêm họng.
Triệu chứng sớm này có xu hướng kéo dài 1-2 ngày. Sổ mũi hoặc nghẹt mũi cũng là triệu chứng phổ biến. Đau họng cũng có thể xuất hiện ở những người bị cảm cúm. Tuy nhiên người bệnh cảm cúm bị đau họng sẽ cảm thấy mệt mỏi và các triệu chứng khác đi kèm cùng lúc.
Cần phải uống thuốc kháng virus càng sớm càng tốt
Thuốc kháng virus có thể khiến cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và rút ngắn thời gian mắc bệnh khoảng 1 – 2 ngày. Thuốc kháng virus điều trị cảm cúm cũng có thể làm giảm bớt một số triệu chứng như ho và nghẹt mũi. Lưu ý với các loại thuốc tự kê đơn hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Các loại thuốc tự kê đơn có thể làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh
Một số loại thuốc tự kê đơn, có sẵn ở hiệu thuốc như thuốc thông mũi, thuốc ho có thể cải thiện các triệu chứng như nghẹt mũi và ho. Acetaminophen, ibuprofen hay naproxe có thể điều trị đau đầu.
Đọc thành phần và tất cả các hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc. Bởi vì nhiều loại thuốc ho và thuốc cảm lạnh có thành phần tương tự nhau, vì thế cùng lúc sử dụng cả hai sản phẩm có thể dẫn tới quá liều. Đừng dùng aspirin cho trẻ em dưới 18. Sử dụng aspirin để điều trị cảm lạnh có thể dẫn tới hội chứng Reye ở trẻ.
Rửa tay sạch là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa lây nhiễm cảm cúm và cảm lạnh
>>>>>Xem thêm: Bộ Y tế hỗ trợ phao cứu sinh, thuốc cho 4 tỉnh bị mưa lũ
Đặc biệt trong mùa lạnh, cần phải thường xuyên rửa tay, nhất là sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi.
Rửa tay thật kỹ để không lây cúm sang người khác. Dùng xà bông và nước ấm. Xoa tay của bạn với nhau trong 20 giây. Đừng quên các vùng giữa các ngón tay và quanh móng tay. Sau khi rửa sạch nhớ lau khô bằng khăn tay.
Đặc biệt trong mùa lạnh, cần phải thường xuyên rửa tay, nhất là sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi. Nếu không có khăn giấy, hắt hơi vào khủy tay thay vì bàn tay.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.