Siêu âm doppler thai là một trong những phương pháp siêu âm có vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi, đảm bảo con yêu được ra đời an toàn và khỏe mạnh.
Bạn đang đọc: Cẩm nang cho mẹ bầu muốn siêu âm doppler thai nhi
1. Tìm hiểu chung về siêu âm doppler thai
Siêu âm Doppler là kĩ thuật khá phổ biến hiện nay khi được áp dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện, phòng khám khác nhau, bởi đặc tính mang lại kết quả chính xác cao. Siêu âm doppler thai nhi là kĩ thuật siêu âm sử dụng sóng cao tần để đo nhịp tim, mạch máu và các bộ phận khác của cơ thể. Một trong những điểm vượt trội của kỹ thuật siêu âm này so với siêu âm truyền thống là việc kiểm tra được dòng chảy của máu trong động mạch, tĩnh mạch. Từ đây bác sĩ dễ dàng đánh giá tình trạng sức khỏe trong quá trình phát triển của thai nhi.
Cụ thể, nhờ siêu âm doppler màu, tình trạng hở van 2 lá hay 3 lá của tim thai sẽ được phát hiện nhanh chóng. Trường hợp hẹp van tim cũng sớm được nhận biết thông qua việc đo vận tốc dòng máu qua van động mạch chủ, động mạch phổi.
Siêu âm doppler thai thường được các bác sĩ sử dụng trong những tháng cuối thai kỳ
Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ thai nhỏ, suy dinh dưỡng, siêu âm doppler màu giúp đo được cả chỉ số trở kháng của động mạch rốn và não giữa của thai nhi. Qua đó việc tiếp tục theo dõi hay cần chấm dứt thai kỳ lấy thai ra vì thai đã có dấu hiệu suy sẽ được chỉ định cụ thể.
Kĩ thuật siêu âm này được chia thành 2 loại chính:
– Siêu âm doppler liên tục: Hình thức siêu âm này không phổ biến trong sản khoa, chỉ được dùng khi thai nhi bị hẹp động mạch chủ hoặc hở van ba lá. Bác sĩ sử dụng 2 tinh thể khác nhau để phát sóng âm liên tục và thu hồi sóng.
– Siêu âm doppler xung: chỉ sử dụng duy nhất một tinh thể thực hiện cả hai nhiệm vụ phát sóng và thu sóng. Với loại siêu âm này, sóng âm xuất phát từ chuỗi xung, chạy dọc theo hướng đầu dò quét. Kích thước và độ sâu của vùng lấy mẫu được bác sĩ điều chỉnh trực tiếp trên máy.
Ngoài ra, để đánh giá vòng tuần hoàn mẹ – thai còn có các loại khác như doppler phổ, doppler năng lượng hoặc doppler kép.
2. Siêu âm doppler có vai trò như thế nào?
Siêu âm doppler sẽ cho ra hình ảnh rõ ràng, từ đó sẽ giúp bác sĩ:
– Đánh giá khả năng hấp thụ khí oxy và các chất dinh dưỡng của thai nhi thông qua việc đo lường sự vận chuyển máu ở từng bộ phận của em bé như tim, não, dây rốn,…
– Xem xét sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không khi quan sát được dòng chảy của động mạch và tĩnh mạch.
– Là cơ sở để sàng lọc các dị tật bẩm sinh, phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thai nhi, từ đó bác sĩ đưa ra biện pháp khắc phục sớm nhất, ngăn chặn những nguy hiểm với sức khỏe của con.
3. Lưu ý khi siêu âm doppler thai
3.1 Khi nào mẹ nên thực hiện siêu âm doppler thai?
Kĩ thuật siêu âm này đang được áp dụng rộng rãi với những mẹ bầu đang ở giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bác sĩ có thể chỉ định siêu âm sớm hơn. Khi đó, bác sĩ sẽ thực hiện với mức năng lượng thấp nhất và thời gian tiếp xúc ngắn nhất có thể.
Bác sĩ có thể chỉ định phụ nữ mang thai thực hiện siêu âm này khi:
– Mẹ có song thai hoặc đa thai.
– Thai nhi có dấu hiệu chậm phát triển hoặc có triệu chứng bị ảnh hưởng bởi những bệnh nhiễm khuẩn.
– Mẹ bầu tiền sử sinh non hoặc sảy thai.
– Phụ nữ đang mắc các bệnh về phổi, tiểu đường, huyết áp cao, thận cũng được cân nhắc để thực hiện loại siêu âm này.
Bác sĩ khuyên rằng phụ nữ mang thai nên thực hiện đúng mốc khám thai định kỳ, siêu âm theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách chữa răng cửa bị sâu nặng
Phụ nữ mang thai mắc các bệnh như: tiểu đường, huyết áp cao nên thực hiện siêu âm doppler thai
3.2 Việc siêu âm doppler thai có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Theo nhận định của các bác sĩ sản khoa, siêu âm doppler là một trong hình thức siêu âm an toàn cho thai nhi, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Trong lúc thực hiện, siêu âm doppler cũng không gây đau đớn, chảy máu cho thai phụ vì vậy các mẹ hoàn toàn yên tâm với phương pháp này. Tuy nhiên, các mẹ không được tự ý thực hiện siêu âm này ở các cơ sở y tế. Tất cả việc tiến hành siêu âm nào đều phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và em bé trong bụng.
5. Một số hình thức siêu âm doppler
5.1 Siêu âm động mạch tử cung
Đây là loại siêu âm được thực hiện bằng đầu dò ở thành bụng hoặc âm đạo và chỉ được thực hiện ở các sản phụ không có có dị tật ở tử cung. Siêu âm động mạch tử cung sẽ kiểm tra được lượng máu nuôi dưỡng thai nhi, từ đó đánh giá được tình trạng phát triển của thai nhi. Nếu hình ảnh cho thấy mạch tử cung của mẹ co giãn tốt có nghĩa là lưu lượng máu được cung cấp đủ, thai nhi được nuôi dưỡng tốt, không có gì bất ổn. Ngược lại, trường hợp thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng thì hình ảnh động mạch của mẹ sẽ không tăng kích thước.
5.2 Siêu âm động mạch rốn
Bác sĩ thường tiến hành siêu âm động mạch rốn để kiểm tra lưu lượng máu ở bộ phận này bởi dây rốn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng nuôi em bé trong bụng. Siêu âm này có thể được thực hiện nhiều lần trước khi sinh, thường từ tuần 34 để kiểm tra sức khỏe thai nhi và xác định tốt nhất để mẹ sinh em bé.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu bủn rủn chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?
Siêu âm động mạch rốn sẽ giúp bác sĩ xác định em bé có nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết không
Ngoài ra, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này còn được chỉ định trong những trường hợp:
– Thai nhi nhỏ so với tuổi thai
– Thai nhi bị ảnh hưởng bởi các kháng thể Rh trong máu của mẹ
– Mẹ có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) thấp hơn hoặc cao hơn so với bình thường
– Có tiền sử sinh con nhẹ cân, sảy thai giai đoạn sau của thai kì hoặc trẻ sơ sinh tử vong ngay sau sinh
Khi siêu âm Doppler động mạch rốn thai nhi mà phát hiện được bất cứ vấn đề bất thường nào, bác sỹ có thể yêu cầu thêm siêu âm doppler não bộ và động mạch chủ để cho ra kết quả chính xác nhất.
5.3 Siêu âm động mạch não giữa và ống tĩnh mạch
Đây là siêu âm được tiến hành sau khi siêu âm động mạch rốn thai nhi phát hiện có vấn đề bất thường. Nếu hình ảnh siêu âm cho thấy có hiện tượng tái phân phối máu giàu oxy từ tĩnh mạch rốn về ống tĩnh mạch có nghĩa là em bé đang thiếu oxy trầm trọng.
Siêu âm doppler thai giúp mẹ bầu đánh giá sức khỏe của thai nhi và chẩn đoán các bệnh lý khác. Trong đó, chức năng kiểm tra được lưu lượng máu cũng như là chất dinh dưỡng và oxy là điều mà siêu âm thai thường không thực hiện được. Phụ nữ đang mang thai 3 tháng cuối có thể tiến hành siêu âm doppler khi đi khám thai định kỳ nhằm đảm bảo em bé được phát triển một cách tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.