Cần làm gì khi bị bệnh loét dạ dày có khuẩn HP?

Bệnh viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến mà nhiều người mắc phải, và đa phần người mắc bệnh loét dạ dày đều có khuẩn HP. Nhiều bệnh nhân băn khoăn khi bị loét dạ dày có khuẩn HP thì việc điều trị thế nào và phương pháp điều trị có phức tạp hơn thông thường hay không. Người bệnh tìm hiểu những thông tin này trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Cần làm gì khi bị bệnh loét dạ dày có khuẩn HP?

1.Những điều cần biết khi bị bệnh loét dạ dày có vi khuẩn HP

1.1 Tìm hiểu về cơ chế của bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là thủ phạm gây nên bệnh viêm loét dạ dày phổ biến. Không giống như viêm loét dạ dày thường gặp, khi điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP cần phác đồ điều trị chuyên biệt và thời gian điều trị có thể dài hơn. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ quy trình điều trị, dùng thuốc đúng liệu trình và phối hợp với lối sống khoa học để hiệu quả nhanh nhất.

Khuẩn HP(Helicobacter Pylori) là một dạng vi khuẩn hình xoắn sống và sinh sôi trong dạ dày của con người. Loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường dạ dày có acid là bởi chúng có thể tiết ra Urease giúp trung hòa acid dạ dày. Bên cạnh đó, chúng cũng tiết ra các loại độc tố làm niêm mạc dạ dày tổn thương dẫn tới ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày…

Cần làm gì khi bị bệnh loét dạ dày có khuẩn HP?

Khuẩn HP(Helicobacter Pylori) là một dạng vi khuẩn hình xoắn sống và sinh sôi trong dạ dày của con người.

Loại vi khuẩn này thông thường có thể sống trong dạ dày và không gây hại nhưng khi độ PH dạ dày không ổn định, đề kháng cơ thể kém… sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chúng tấn công vào lớp nhầy trong niêm mạc dạ dày và khiến dạ dày tăng tiết acid dẫn tới viêm loét.

Để điều trị được loại vi khuẩn này, người bệnh cần trải qua một khoảng thời gian điều trị rất dài và cần phải tiêu diệt chúng một cách từ từ, chậm rãi. Loại vi khuẩn này tuy luôn tìm cách tấn công dạ dày nhưng cũng có những lợi ích nhất định, do dó nếu tiêu diệt chúng quá đột ngột có thể dẫn đến tình trạng loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa… Đồng thời cũng là để dạ dày kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột này.

Đối với việc điều trị HP, người bệnh cần phối hợp nhiều loại thuốc và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để cập nhật độ “hợp” thuốc và đối phó với tình trạng có thể loại vi khuẩn này sẽ kháng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần trang bị đầy đủ kiến thức và hiểu biết về loại khuẩn này, uống thuốc đúng thời gian, liều lượng, thời điểm để đạt hiệu quả cao nhất.

1.2 Con đường lây nhiễm khuẩn HP

Một vấn đề người bệnh cần lưu ý là vi khuẩn HP trong dạ dày có thể lây nhiễm cho người khác thông qua nhiều con đường, trong đó có:

– Lây qua đường miệng – miệng: Con đường lây truyền chủ yếu của loại khuẩn này chính là đường miệng miệng như hôn, ăn hoặc uống đồ ăn chung… Khi nước bọt hay dịch tiêu hóa người mắc bệnh tiếp xúc với người khỏe mạnh thì có thể lây lan.

– Lây qua đường phân – miệng: Khi vi khuẩn HP đào thải ra cùng phân thì có thể lây lan ra cộng đồng. Nhiều bệnh nhân bị nhiễm khuẩn này do thói quen ăn đồ sống như rau sống, gói cá, tiết canh…

– Lây lan khi sử dụng chung dụng cụ y tế: Các thiết bị như thiết bị nội soi dạ dày, thiết bị nội soi tai mũi họng, các dụng cụ nha khoa… khi chưa tiệt trùng có thể lây nhiễm vi khuẩn HP.

Tìm hiểu thêm: [Giải đáp] Xét nghiệm vi khuẩn Hp dương tính phải làm sao?

Cần làm gì khi bị bệnh loét dạ dày có khuẩn HP?

Sử dụng chung thiết bị nội soi tai mũi họngkhi chưa tiệt trùng có thể lây nhiễm vi khuẩn HP

2. Những điều cần làm khi bị bệnh loét dạ dày có vi khuẩn HP

2.1 Điều trị sớm bệnh loét dạ dày có khuẩn HP

Điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP, người bệnh cần phải tuân thủ đủ quy trình từ thăm khám, tư vấn bác sĩ đến điều trị chuyên khoa, cụ thể như sau:

Bước 1: Bệnh nhân sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và nội soi dạ dày cùng với một số xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng để đánh giá tình trạng viêm loét của bệnh nhân cùng các tổn thương khác như Polyp dạ dày, xuất huyết dạ dày… Một lưu ý là trong quá trình nội soi bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vi khuẩn HP và nếu dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ chuyên biệt theo tình trạng của bệnh nhân.

Cần làm gì khi bị bệnh loét dạ dày có khuẩn HP?

>>>>>Xem thêm: Khám nội soi thực quản phát hiện trào ngược dạ dày

Bệnh nhân sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và nội soi dạ dày cùng với một số xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng

Bước 2: Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị với kháng sinh đồ – phác đồ chuyên biệt dành cho bệnh nhân viêm loét dạ dày dương tính với khuẩn HP. Đây là phác đồ điều trị chuẩn, rút ngắn thời gian điều trị và tối ưu ch phí cho người bệnh do đó phương pháp này cần người bệnh tuân thủ theo đúng quy trình:

– Đầu tiên, người bệnh nội soi dạ dày, sinh thiết khu vực dạ dày xem có nhiễm HP hay không.

– Tiếp theo, vi khuẩn HP sẽ được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để phát triển.

–  Tiến hành làm phép thử để xem độ nhạy của các loại kháng sinh với vi khuẩn này. Khi vi khuẩn này vẫn có thể sống được trong môi trường có kháng sinh này tức là khuẩn HP đã kháng dòng thuốc này.

– Các bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành thử nghiệm đến khi có phác đồ kháng sinh phù hợp để khuẩn HP không còn tồn tại và phát triển được thì sẽ sử dụng loại kháng sinh này để điều trị.

2.2 Tuân thủ theo những nguyên tắc điều trị loét dạ dày có vi khuẩn HP

Để điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP đạt hiệu quả tối ưu nhất, người bệnh cũng cần lưu ý những nguyên tắc trong điều trị như sau:

– Tuyệt đối tuân thủ theo thời gian, liều dùng, phác đồ điều trị của bác sĩ.

– Nếu sử dụng thêm các loại thuốc điều trị hoặc hỗ trợ điều trị thì người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

– Người bệnh không nên sử dụng các kit dạ dày chứa PPI + Clarithromycin + Tinidazole để diệt khuẩn HP.

– Trường hợp người bệnh bị đau dạ dày, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối sống khoa học.

– Người bệnh cũng nên sử dụng kháng thể chống vi khuẩn HP để tăng cường hệ miễn dịch cho dạ dày, tăng khả năng điều trị thành công của phác đồ và phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

Điều trị viêm loét dạ dày dương tính với khuẩn HP đòi hỏi người bệnh cần có sự tư vấn của chuyên gia và các bác sĩ có chuyên môn, người bệnh không nên tùy ý uống các loại thuốc, uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc dẫn tới kháng thuốc hoặc gây khó khăn hơn trong quá trình điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *