Chửa ngoài tử cung là bệnh lý sản khoa nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ, do đó cần phải phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Vậy sau phẫu thuật chửa ngoài tử cung chị em cần chú ý những điều gì để giúp vết thương nhanh lành, mau chóng bình phục sức khỏe trở lại?
Bạn đang đọc: Cần làm gì sau phẫu thuật chửa ngoài tử cung?
1. Bệnh lý chửa ngoài tử cung ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Chửa ngoài tử cung định nghĩa là một dạng bệnh lý sản khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh lý này xảy ra khi trứng và tinh trùng gặp nhau, tạo thành phôi thai nhưng lại làm tổ ở sai vị trí. Hiện tượng này gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của chị em phụ nữ, do đó bệnh cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, tránh gây ra những biến chứng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chửa ngoài tử cung được liệt kê vào danh sách những bệnh lý sản khoa cấp cứu bởi nếu chúng vỡ ra sẽ gây mất máu nhiều, sốc, choáng cho phụ nữ, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Không chỉ vậy, thai ngoài tử cung còn có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, tỉ lệ mang thai lần sau của chị em phụ nữ. Bởi bất kể điều trị thai ngoài bằng phương pháp nào, đều có khả năng gây tổn thương, gây sẹo cho vị trí thai làm tổ. Đối với những trường hợp cần điều trị mổ thì có khả năng chị em còn phải cắt bỏ ống dẫn trứng, buồng trứng.
Chửa ngoài tử cung định nghĩa là một dạng bệnh lý sản khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
2. Bệnh lý thai ngoài tử cung được chẩn đoán dựa trên những yếu tố nào?
2.1. Chẩn đoán phát hiện bệnh dựa vào các triệu chứng
Để phát hiện ra bệnh lý thai ngoài tử cung, chúng ta sẽ cần căn cứ vào những triệu chứng của bệnh. Một số triệu chứng này đó là:
– Phụ nữ bị chậm kinh nguyệt, đi kèm với hiện tượng đau bụng dưới dài ngày. Đây được coi là những biểu hiện ban đầu cảnh báo mọi người về việc thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt được rõ ràng hiện tượng đau bụng thông thường với đau bụng bệnh lý thai ngoài. Khị bị thai ngoài, các cơn đau sẽ kéo dài hơn, có thể là đau âm ỉ, đau dữ dội theo cơn, hoặc đau tập trung vào một bên bụng (nơi vị trí thai làm tổ).
– Hiện tượng đau bụng đi kèm với xuất huyết vùng âm đạo: lúc này, chị em cũng cần phân biệt rõ hiện tượng xuất huyết bình thường khác gì so với xuất huyết bệnh lý. Máu từ vùng âm đạo nếu bị thai ngoài sẽ chảy ra nhiều hơn bình thường. Máu cũng có hiện tượng lỏng hơn, màu sẫm lại, đôi lúc có lẫn dịch.
– Ngoài ra, nếu trong trường hợp chị em bị đau bụng dữ dội, có hiện tượng toát mồ hôi liên tục, sốc, choáng, tụt huyết áp,…thì đây là báo hiệu việc chị em đã bị vỡ thai ngoài tử cung. Trường hợp này cần lập tức tới bệnh viện để được điều trị, tránh gây nguy hiểm tới tính mạng.
2.2. Chẩn đoán phát hiện thai ngoài tử cung dựa trên các kết quả xét nghiệm
Tìm hiểu thêm: Sinh thiết polyp đại tràng
Để chẩn đoán bệnh nhân có bị thai ngoài tử cung hay không, thì bác sĩ cần phải dựa trên kết quả của các bước xét nghiệm cần thiết
Để chẩn đoán bệnh nhân có bị thai ngoài tử cung hay không, thì bác sĩ cần phải dựa trên kết quả của các bước xét nghiệm cần thiết. Một số bước xét nghiệm này đó là:
– Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ beta HCG: nếu như kết quả hiển thị nồng độ này tăng cao trong vòng 48 giờ, tuy nhiên siêu âm không quan sát thấy có túi thai làm tổ trong khu vực buồng tử cung, thì bác sĩ sẽ nghi ngờ chị em bị thai ngoài tử cung.
– Xét nghiệm progesterone huyết thanh: nồng độ này nếu nhỏ hơn 5ng/ml thì bác sĩ sẽ nghi ngờ có bất thường thai nhi.
– Phương pháp siêu âm đầu dò hoặc siêu âm ổ bụng: phương pháp này giúp xác định có thấy hình ảnh của túi ối trong buồng tử cung hay không, đồng thời quan sát được kích thước của khối thai.
2.3. Cần điều trị bệnh lý thai ngoài tử cung bằng những phương pháp nào?
Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến dùng để điều trị bệnh lý thai ngoài tử cung đó là: sử dụng thuốc nội tiết, phẫu thuật mổ nội soi và phẫu thuật mổ mở. Trong đó, phẫu thuật nội soi là phương pháp được ưu tiên sử dụng hơn cả bởi phương pháp này giúp bảo toàn vòi tử cung. Tuy nhiên, thời gian theo dõi của phương pháp này sẽ lâu hơn phẫu thuật.
Hai phương pháp mổ nội soi và mổ mở áp dụng với những trường hợp khối thai ngoài có kích thước lớn, hoặc đã bị vỡ ra. Những trường hợp này, chị em cần nhanh chóng được điều trị, tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.
3. Cần lưu ý gì sau khi điều trị mổ lấy thai ngoài tử cung?
3.1. Sau phẫu thuật chửa ngoài tử cung bệnh nhân có thể bị sốt cao
Sốt cao là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Lúc này, bệnh nhân có thể bị sốt cao là do vừa mới trải qua quá trình phẫu thuật mổ, vết mổ chưa lành lại hoặc bị bung chỉ. Bệnh nhân cần phải theo dõi sức khỏe và chú ý tới các dấu hiệu bất thường. Nếu cảm thấy có hiện tượng mệt mỏi, choáng váng, đau đầu,…thì nên đi thăm khám lại với bác sĩ.
3.2. Bệnh nhân có thể bị sưng vết mổ sau phẫu thuật thai ngoài tử cung
>>>>>Xem thêm: XƠ NANG TUYẾN VÚ LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU TRỊ
Để vết mổ mau lành, chị em cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ
Vết mổ chưa lành lại hoàn toàn, và có dấu hiệu bị sưng đau, nóng đỏ, bung chỉ,…cũng là triệu chứng chị em cần phải chú ý. Lúc này, chị em phải có chế độ chăm sóc vết mổ thật cẩn thận, tránh gây nhiễm trùng vết thương cũng như làm vết thương bị hở miệng, chảy dịch,…
3.3. Một số các biến chứng khác có thể xảy ra sau khi mổ lấy thai ngoài
Một số dấu hiệu khác chị em cần hết sức lưu ý sau khi mổ lấy thai ngoài đó là: mệt mỏi, hay bị lạnh, chóng mặt, thiếu máu,…Những hiện tượng này nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngay sau khi mổ, không quá nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì chị em chỉ cần chú ý bồi bổ cũng như nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu chúng ngày càng nặng thì chị em nên chủ động đi tái khám với bác sĩ.
Ngoài ra, để vết mổ mau lành, chị em cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi điều độ, hợp lý, giúp sức khỏe nhanh chóng bình phục, cũng như nâng cao hệ miễn dịch cho bản thân.
Trên đây là những thông tin chị em cần biết về việc điều trị thai ngoài tử cung. Liên hệ ngay với tổng đài của Thu Cúc TCI nếu bạn cần hỗ trợ hoặc đặt lịch khám bác sĩ nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.