Cần lưu ý gì khi chụp MRI não cho trẻ em?

Chụp MRI não cho trẻ em là kỹ thuật hình ảnh không gây xâm lấn, không sử dụng tia bức xạ nên an toàn và không gây đau cho bé. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát hình ảnh chi tiết của não và thân não, từ đó dễ dàng chẩn đoán chính xác bệnh, phát hiện các tổn thương để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Bạn đang đọc: Cần lưu ý gì khi chụp MRI não cho trẻ em?

1. Chụp MRI não cho trẻ mang tới lợi ích gì?

Não là tổ chức quan trọng, dễ tổn thương nhất của cơ thể và được bảo vệ bởi phần xương sọ não. Vì thế, việc chẩn đoán chính xác để có thể can thiệp điều trị sớm các bệnh lý, chấn thương não vô cùng quan trọng. Chụp MRI não là phương pháp hiệu quả, thường được ứng dụng trong y học nhằm phát hiện bệnh lý, đánh giá tổn thương não để chẩn đoán bệnh và hướng dẫn phẫu thuật can thiệp, điều trị. Cụ thể:

1.1. Chụp MRI não cho trẻ em giúp phát hiện các bệnh lý não

Kỹ thuật chụp MRI não có khả năng phát hiện tốt các bệnh lý ở não như: phù nề, xuất huyết não, các khối u, nang trong não, tình trạng viêm nhiễm, dị tật cấu trúc não hoặc dị tật mạch máu,… Những hình ảnh chính xác, chi tiết về các bệnh lý nào này mang tới giá trị lớn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Trẻ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu kéo dài, suy giảm thị lực, yếu liệt cơ, động kinh, bệnh hệ thần kinh mạn tính,… có thể được chỉ định chụp MRI để tìm ra bất thường.

Cần lưu ý gì khi chụp MRI não cho trẻ em?

Chụp MRI giúp phát hiện nhiều bệnh lý ở não của trẻ

1.2. Chụp MRI não cho trẻ em giúp đánh giá chấn thương

Chấn thương vùng đầu có thể gây tổn thương sâu trong não của trẻ, nếu không phát hiện và can thiệp sớm sẽ gây nguy hiểm tính mạng bởi đây là bộ phận phức tạp chứa nhiều dây thần kinh để điều khiển hoạt động sống và mạch máu. Hình ảnh chụp MRI có thể dựng hình 3D để giúp xác định chính xác các tổn thương não như: chảy máu não, tụ máu não hoặc tổn thương thần kinh,…

2. Quy trình chụp MRI não diễn ra như thế nào?

Bệnh nhân chụp MRI não sẽ được đặt nằm trong máy chụp đặc biệt, trượt vào đường hầm nơi có một nam châm hình bánh lớn.

Khi chụp MRI não, vùng đầu cổ bệnh nhân sẽ được đưa vào vị trí chụp. Lúc máy bắt đầu chạy, từ trường mạnh được tạo ra vào sóng radio phát đến cơ thể, các nguyên tử phát tín hiệu từ riêng. Máy sẽ thu nhận các tín hiệu này, gửi tới máy tính và tiến hành xử lý để cho ra kết quả ảnh chụp là hình tái tạo lại phần cấu trúc bên trong của vùng đầu – não.

Hình ảnh chụp MRI não sẽ tiếp tục được xử lý làm cho rõ nét, có thể dựng hình 3D nhằm khảo sát chi tiết vùng não đang bị tổn thương hoặc nghi ngờ bệnh lý. Điều này giúp cho bác sĩ xác định được chính xác loại tổn thương như thế nào cũng như mức độ, vị trí và ảnh hưởng của nó.

Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày qua đường mũi được thực hiện khi nào?

Cần lưu ý gì khi chụp MRI não cho trẻ em?

Chụp MRI là phương pháp an toàn cho trẻ

2. Chụp MRI não cho trẻ em cần lưu ý gì?

Phụ huynh cần trang bị kiến thức về kỹ thuật này khi cho trẻ nhỏ thực hiện chụp MRI não bởi đây là đối tượng nhạy cảm. Một số điều lưu ý như sau:

– Não bộ của trẻ em đang trong giai đoạn triển và nhạy cảm với những yếu tố tác động, đặc biệt là hệ xương sọ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương hơn so với người lớn.

– Chụp MRI não sẽ hữu ích hơn trong việc cung cấp hình ảnh chi tiết một số khu vực của não so với các phương pháp khác như siêu âm, X-quang hoặc chụp CT. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng về vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ khi thực hiện kỹ thuật này, tuy nhiên đây là phương pháp không gây xâm lấn, không sử dụng tia bức xạ nên cha mẹ có thể yên tâm khi cho trẻ thực hiện.

– Trẻ có thể bị sợ hãi khi gặp người lạ và gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác chuẩn bị trước khi tiến hành chụp MRI não. Vì vậy, cha mẹ hãy giúp trẻ chuẩn bịcác  bước chụp MRI não tốt hơn bằng cách giải thích đây là kĩ thuật đơn giản, không gây đau. Cha mẹ cần động viên và nói rằng bạn sẽ luôn ở gần con trong suốt quá trình chụp.

– Đối với trẻ em sơ sinh, trẻ hiếu động hoặc dễ bị căng thẳng thần kinh, sợ không gian hẹp, bác sĩ có thể gợi ý cho trẻ tiêm thuốc an thần nhẹ trước khi chụp MRI não. Phụ huynh hãy hỏi về tác dụng phụ trẻ có thể gặp phải và cân nhắc lựa chọn giải pháp an toàn, thích hợp nhất đối với bé.

– Điều vô cùng quan trọng là trẻ cần nằm yên trong suốt quá trình chụp kéo dài khoảng từ 20 – 50 phút nên việc động viên tinh thần và hỗ trợ cho trẻ là rất cần thiết.

Cần lưu ý gì khi chụp MRI não cho trẻ em?

>>>>>Xem thêm: Chụp CT sọ não và một số điều cần biết

Cha mẹ cần động viên trẻ để quá trình chụp diễn ra an toàn và hiệu quả

Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã đưa vào ứng dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ MRI trong khám chữa bệnh cũng như các gói tầm soát sức khỏe. Với ưu thế về hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng không gian rộng rãi, sang trọng sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm thăm khám hoàn hảo nhất.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về một số điều cần lưu ý khi cho con em mình thực hiện chụp cộng hưởng từ não. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, tin cậy nhất để đảm bảo an toàn – chính xác khi thực hiện phương pháp này cho con mình nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *