Vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev là một trong 2 loại vắc xin được sử dụng phổ biến hiện nay. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về phác đồ tiêm chủng của vắc xin, những trường hợp không nên tiêm vắc xin này, cần lưu ý điều gì trước và sau khi tiêm Imojev nhé.
Bạn đang đọc: Cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev?
1. Những thông tin quan trọng về vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Imojev
1.1. Định nghĩa bệnh viêm não Nhật Bản là gì? Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý là gì?
Bệnh lý viêm não Nhật Bản là một dạng bệnh truyền nhiễm, gây ảnh hưởng tới bộ phận não bộ – hệ thần kinh trung ương. Viêm não Nhật Bản lây nhiễm qua việc muỗi đốt người mắc bệnh sau đó đốt sang người khỏe mạnh. Bệnh viêm não Nhật Bản là một trong những loại bệnh thuộc danh sách các loại bệnh nguy hiểm cao, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng của con người, đặc biệt là trẻ em.
Viêm não Nhật Bản có những biểu hiện nhận biết đó là tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm các dây thần kinh, vỏ não, các tế bào mô não. Khi tiến triển nặng hơn, bệnh có khả năng gây viêm nhiễm, nhiễm trùng toàn thân hay hiện tượng viêm tủy, có thể dẫn tới tử vong.
Bệnh lý viêm não có thể xảy ra với mọi đối tượng, cả trẻ em lẫn người lớn, và có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên chúng sẽ có khả năng lây lan trở thành bệnh dịch vào khoảng tháng 5 tới tháng 8. Mặc dù bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, độ tuổi, giới tính, tuy nhiên khả năng trẻ em bị mắc bệnh cao hơn hẳn người lớn do trẻ em có sức khỏe, đề kháng non yếu hơn.
Imojev là 1 trong 2 loại vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản được sử dụng phổ biến hiện nay
Viêm não Nhật Bản không chỉ đe dọa tới tính mạng của con người, mà còn dễ dàng lây nhiễm trong cộng đồng, xã hội do muỗi sinh sản rất nhanh và khó kiểm soát. Bên cạnh đó, sau khi mắc phải bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh nhân có thể gặp phải những di chứng nguy hiểm như: viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn hệ thần kinh, điếc,…Nếu không được phát triển và điều trị đúng cách, bệnh có khả năng trở nặng rất nhanh.
1.2. Loại vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev là gì?
Imojev là 1 trong 2 loại vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản được sử dụng phổ biến hiện nay. Đây là loại vắc xin có xuất xứ từ hãng Sanofi của Pháp, được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ năm 2019 trở đi.
Vắc xin Imojev là vắc xin được bào chế theo dạng vắc xin giảm độc lực, bào chế đông khô cùng với dung môi trộn lẫn với nhau khi sử dụng. Vắc xin có màu sắc dạng trắng, trong, đạt chất lượng tốt nhất trong vòng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Imojev có thể sử dụng được cho cả đối tượng trẻ em lẫn người lớn trưởng thành. Đối với trẻ em thì sử dụng được khi trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.
1.3. Phác đồ tiêm chủng của vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev
– Đối tượng trẻ em từ 9 tháng tuổi cho tới 18 tuổi: cần tiêm tổng cộng 2 mũi. Mũi đầu tiên có thể thực hiện khi trẻ đủ 9 tháng tuổi. Mũi thứ 2 cần tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 năm.
– Đối tượng thanh niên, người lớn tròn 18 tuổi trở lên: cần tiêm 1 mũi duy nhất.
Vắc xin Imojev cần được sử dụng qua đường tiêm. Tuyệt đối không sử dụng để truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da.
– Đối tượng trẻ em từ 9 tháng – 24 tháng tuổi: nên tiêm ở khu vực mặt bên trước của vùng đùi, hoặc vùng cơ Delta của cánh tay.
– Đối tượng trẻ từ 24 tháng trở lên, người trưởng thành: nên tiêm ở khu vực cơ Delta vùng cánh tay.
2. Những trường hợp chống chỉ định tiêm chủng vắc xin Imojev
Tìm hiểu thêm: 3 Điều cần lưu ý khi tiêm phòng vacxin cho độ tuổi thanh thiếu niên
Imojev có thể sử dụng được cho cả đối tượng trẻ em lẫn người lớn trưởng thành
Vắc xin Imojev không nên sử dụng, tiêm chủng cho những trường hợp sau nhằm tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe:
– Những người có tiền sử dị ứng, phản ứng, mẫn cảm với các hoạt chất có trong vắc xin.
– Bệnh nhân đang mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, đang trong quá trình điều trị bệnh.
– Bệnh nhân mắc HIV, AIDS hoặc đang trong quá trình sử dụng phương pháp xạ trị, hóa trị.
– Phụ nữ đang mang bầu hoặc đang trong thời gian cho con bú nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm chủng vắc xin, nhằm tránh gây ảnh hưởng tới em bé thông qua sữa mẹ.
– Bệnh nhân đang có khối u ác tính, đang trong thời gian điều trị u.
– Những trường hợp đã từng bị sốc phản vệ sau tiêm chủng trước đó.
3. Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Imojev có an toàn không?
Cũng giống như các loại vắc xin khác, trước khi được đưa vào sử dụng đều đã trải qua các bước thử nghiệm lâm sàng và kiểm tra phản ứng đối với cơ thể. Tuy nhiên, bất cứ loại vắc xin nào cũng đều có trường hợp xảy ra các phản ứng phụ. Mặc dù vậy, hầu hết các phản ứng này đều có thể tự hết sau khoảng vài ngày sau tiêm chủng. Những phản ứng phụ này có thể là: đau, sưng tại vết tiêm và xung quanh vết tiêm, mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc đối với trẻ em. Phản ứng phụ cũng thường hay xảy ra ở đối tượng trẻ em hơn là đối tượng người lớn. Tuy nhiên, cha mẹ khi đưa con đi tiêm vắc xin Imojev chỉ cần theo dõi trẻ sát sao, nếu có xảy ra những dấu hiệu bất thường thì nên lập tức đưa trẻ tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được điều trị, xử lý kịp thời.
4. Những điều cần đặc biệt lưu ý khi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Imojev
Trước và sau khi tiêm vắc xin Imojev, chúng ta cần tìm hiểu và ghi nhớ những điều sau đây, để giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như tính mạng:
– Tuyệt đối không tiêm vắc xin qua đường mạch máu.
– Không nên tiêm vắc xin Imojev đối với những người đang trong giai đoạn điều trị Corticosteroid dạng liều cao. Những trường hợp này nên chờ sau ít nhất 1 tháng hoặc cho tới khi cơ thể hồi phục miễn dịch mới nên tiêm vắc xin.
– Một số phản ứng có thể xảy ra ở người lớn như: phát ban, sốt,…không nên xem thường. Cần theo dõi sức khỏe và bổ sung các thực phẩm hỗ trợ tăng đề kháng.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu
Nên lựa chọn cơ sở tiêm chủng có quy trình tiêm chủng đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế, cũng như có nguồn vắc xin chất lượng, để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng.
– Nếu trẻ em đang sinh sống tại những khu vực cao điểm về dịch bệnh, nên chủ động tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi.
– Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định tiêm vắc xin Imojev chung ngày cùng với loại vắc xin khác.
– Nếu tiêm vắc xin Imojev cùng ngày với vắc xin khác thì nên tiêm ở 2 vị trí khác nhau.
– Nên sử dụng vắc xin ngay khi mở nắp, trước khi sử dụng nên lắc đều lọ vắc xin để hòa lẫn dung dịch.
– Các lọ vắc xin chưa sử dụng tới cần phải bảo quản trong tủ chuyên dụng và ở nhiệt độ tiêu chuẩn (khoảng 2 – 8 độ C), không đóng đá vắc xin, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
– Nên khám sàng lọc kỹ càng trước khi tiêm chủng để tầm soát hết các trường hợp cơ thể xảy ra phản ứng với vắc xin, cũng như nắm được phác đồ tiêm, lịch tiêm chủng phù hợp với mình.
– Nên lựa chọn cơ sở tiêm chủng có quy trình tiêm chủng đạt tiêu chuẩn Bộ Y tế, cũng như có nguồn vắc xin chất lượng, để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch tiêm vắc xin Imojev hoặc tư vấn bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI theo số tổng đài để được hỗ trợ nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.