Cân nặng thai nhi là một trong những thông số quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc cân nặng chuẩn của thai nhi qua từng tuần tuổi.
Bạn đang đọc: Cân nặng chuẩn của thai nhi qua từng tuần tuổi
Trong mỗi lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số cần thiết để có thể đưa ra những đánh giá và tiên lượng về sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ. Một trong những chỉ số quan trọng trong sự hình thành của thai nhi là cân nặng và chiều cao của. Chiều cao và cân nặng của thai nhi qua từng tuần tuổi thể hiện tình hình phát triển của thai nhi. Cũng thông qua chỉ số theo các tuần phát triển của thai nhi , bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng như tập luyện cho mẹ bầu.
1. Cân nặng chuẩn của thai nhi qua từng tuần tuổi
Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường nằm cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông.
Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời. Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của thai nhi qua từng tuần tuổi:
Tìm hiểu thêm: Nhũ hoa đau nhức nguyên nhân và cách xử trí
2. Những yếu tố ảnh hưởng cân nặng thai nhi
– Yếu tố di truyền, chủng tộc.
– Sức khỏe của bà bầu: Mẹ bầu bị tiểu đường, béo phì thường có khả năng sinh con lớn, nặng cân hơn.
– Vóc dáng của mẹ.
– Mức tăng cân của mẹ: Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu tăng cân quá nhiều, mẹ có nguy cơ sinh mổ do thai quá to.
– Thứ tự sinh con: Con dạ thường có xu hướng lớn hơn con so. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân.
– Nếu mẹ mang đa thai, song thai, cân nặng của từng bé cũng có thể thấp hơn bình thường.
>>>>>Xem thêm: Ra máu báo thử que được chưa? của nhiều cặp vợ chồng
3. Đảm bảo cân nặng chuẩn cho thai nhi
Để đảm bảo thai nhi phát triển vừa đủ, đúng chuẩn, mẹ nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, với 4 nhóm chất: Đạm, đường, bột, béo. Đồng thời tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất thông qua rau xanh và trái cây trong thực đơn của mình.
Chú ý, thai phụ không nên nạp quá nhiều chất bột, đường, nhất là với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Với chất béo, mẹ nên ưu tiên nguồn chất béo từ cá, thực vật, các loại hạt.
Song song với dinh dưỡng, mẹ bầu cũng nên thường xuyên tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng, vừa phải. 30 phút vận động mỗi ngày không chỉ giúp duy trì cân nặng mẹ bầu mà cân nặng thai nhi cũng được duy trì ở mức vừa phải. Tập thể dục khi mang thai cũng giúp phát triển trí não của thai nhi cũng như giúp quá trình vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn.