Cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn WHO 2020

Cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Nhiều mẹ bầu thường lo lắng con đang bị nhẹ cân hay thừa cân so với tuần tuổi. Vậy theo từng tuổi tuổi con nặng bao nhiêu là phù hợp, mẹ cần nằm được trang bị những kiến thức liên quan gì để chăm sóc tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Bạn đang đọc: Cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn WHO 2020

Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Từ tuần thai thứ 8, thai nhi có sự phát triển liên tục, tuy nhiên trong từng giai đoạn khác nhau thai nhi lại có sự phát triển khác nhau về cân nặng cũng như chiều dài.

Chính vì vậy, mẹ bầu để biết chính xác em bé đang phát triển như nào cần thực hiện thăm khám định kỳ theo từng giai đoạn. Thông qua siêu âm các bác sĩ sẽ xác định cân nặng, chiều dài của con xem con có đang phát triển đúng chuẩn, từ đó đưa ra lời khuyên cho mẹ về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động để con có điều kiện phát triển tốt nhất.

Mẹ bầu cũng có thể dựa vào bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn của WHO dưới đây để so sánh với cân nặng từ kết quả thăm khám và xác con đang phát triển bình thường, nhẹ cân hay nặng cân so với chuẩn:

Cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn WHO 2020

Bảng cân nặng thai nhi từng tuần tuổi theo tiêu chuẩn của WHO

Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Để đo chính xác chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi, các bác sĩ khi thăm khám sẽ áp dụng cách đo dưới đây:

  • Thai nhi từ 8 tuần tới 19 tuần tuổi: Em bé được đo chiều dài đầu mông, tức là đo từ đầu tới mông. Do thời điểm này, chân em bé đang uốn cong trong bào thai, vì vậy việc xác định cân nặng cũng tương đối khó khăn và độ sai lệch còn cao.
  • Thai nhi từ 20 tuần tới 42 tuần tuổi: Em bé được đo chiều dài từ đầu tới gót chân. Vào giai đoạn này, cân nặng của em bé sẽ tăng đều
  • Từ tuần 20 – 42, chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều từ 300g tới 3400g.

Những yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi

Trong suốt thai kỳ, em bé nhận hoàn toàn chất dinh dưỡng, oxy,.. từ cơ thể mẹ. Chính vì thế mọi yếu tố tác động lên mẹ đều sẽ ảnh hưởng đến bé, trong đó chỉ số về chiều cao và cân nặng.

Ngoài ra, các yếu tố liên quan tới di truyền, giới tính, số lượng thai hay thời gian sinh cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số chiều cao và cân nặng.

Cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn WHO 2020

Sức khỏe của mẹ là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của thai nhi

Sức khỏe của mẹ

Mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện về chiều cao cũng như cân nặng. Ngược lại với mẹ bầu có sức khỏe không tốt thì chiều cao và cân nặng của em bé có thể vượt quá hoặc đuối hơn so với mức chuẩn

Khi mẹ thiếu dinh dưỡng, em bé sẽ nhẹ cân và chiều cao cũng khiêm tốn hơn mức chuẩn. Khi mẹ thừa chất dinh dưỡng, đặc biệt là với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ, em bé xu hướng có cân nặng vượt mức tiêu chuẩn. Thông thường, mẹ bầu nên tăng cân phù hợp trong suốt thai kỳ dựa theo khuyến nghị sau:

  • Mẹ bầu trước khi mang thai có cân nặng đạt chuẩn nên tăng từ 10 – 12 kg hoặc 20% cân nặng ban đầu trong suốt thai kỳ.
  • Mẹ bầu bị nhẹ cân trước khi mang thai nên tăng từ 12,7 – 18,3kg hoặc tương đương 25% so với cân nặng so với cân nặng ban đầu trong suốt thai kỳ.
  • Mẹ bầu thừa cân trước khi mang thai nên tăng từ  7 – 11,3kg hoặc tương đương 15% so với cân nặng so với cân nặng ban đầu trong suốt thai kỳ.

Với mẹ bầu mang song thai, nên tăng từ 16 tới 20 kg trong suốt thai kỳ

Thời điểm em bé chào đời

Em bé chào đời khi đủ ngày đủ tháng sẽ có cân nặng đúng tiêu chuẩn hơn và sức khỏe cũng tốt hơn so với các em bé bị sinh non, sinh thiếu ngày và các em bé sinh quá ngày.

Giới tính của thai nhi

Theo thống kê, các em bé trai sinh ra thường sẽ có cân nặng nổi trội hơn các em bé gái được mang thai cùng một mẹ.

Cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn WHO 2020

Các bé trai thường có cân nặng nổi trội hơn so với các bé gái

Số lượng thai

Với những mẹ bầu mang song thai, đa thai, cân nặng của mỗi thai nhi sẽ nhẹ hơn tiêu chuẩn so với mẹ mang thai đơn.

Yếu tố di truyền

Theo các nghiên cứu, yếu tố di truyền cũng là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cân nặng của bé. Bố mẹ có chiều cao, cân nặng đạt chuẩn thường các em bé cũng sẽ có cân nặng và chiều cao đạt chuẩn.

Thai nhi phát triển lớn hơn, nhỏ hơn so với tuổi thai có ảnh hưởng gì không?

Thai nhi có cân nặng và chiều cao lệch chuẩn với mức rất nhỏ thì chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên thai nhi phát triển lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai 3cm chiều cao thì đều có những ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé

Thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi thai

Thai nhi khi có chiều cao hơn tiêu chuẩn 3 cm tức là bé đang phát triển hơn so với mức tiêu chuẩn. Khi thai nhi quá lớn sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ của mẹ. Mẹ bầu sinh thường với thai nhi lớn sẽ gây chèn ép lên các bộ phận sinh dục, xương chậu, mẹ bầu có thể sẽ phải rạch tầng sinh môn để em bé có thể ra ngoài, các nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu, băng huyết sau sinh cũng lớn hơn. Trong nhiều trường hợp em bé không thể sinh thường phải chuyển sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Với em bé lớn vượt tiêu chuẩn khi sinh thường có thể bị chèn ép xương đòn khi chào đời, … và có thể gặp nhiều biến chứng khác khi sinh. Bên cạnh đó, với em bé bị tăng cân quá tiêu chuẩn nguy cơ mắc tiểu đường, rối loạn chuyển hóa sau sinh, suy tim, suy hô hấp, và nguy cơ béo phì rất cao.

Tìm hiểu thêm: Cách phòng ngừa âm đạo nhiễm tạp khuẩn, chị em cần biết tránh vô sinh

Cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn WHO 2020

Thai nhi có cân nặng nhẹ hơn hay vượt mức tiêu chuẩn đều không tốt cho bé

Thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai

Thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai chính là kết quả của việc mẹ bầu không được chăm sóc đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc do thai nhi đang gặp một số vấn đề về sức khỏe.

Với thai nhi nhỏ hơn tuổi thai, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm để đảm bảo nguyên nhân không phải do một số dị tật đầu nhỏ, hẹp hộp sọ hay hệ thần kinh, rối loạn nhiễm sắc thể.

Loại trừ các nguyên nhân trên, trong thời kỳ mang thai mẹ vẫn không được cung cấp đủ chất để nuôi dưỡng thai nhi, khi chào đời con vẫn nhỏ hơn tuổi thai trung bình sẽ có sức khỏe kém hơn so với những trẻ được sinh ra trong điều kiện đạt chuẩn. Bên cạnh đó, con sẽ dễ gặp các vấn đề liên quan tới hệ thần kinh, não kém phát triển và sức đề kháng yếu.

Mẹ bầu nên làm gì khi con thừa cân hoặc nhẹ cân so với tiêu chuẩn?

Khi thai nhi bị nhẹ cân hoặc thừa cân so với tiêu chuẩn, mẹ cần thực hiện những điều chỉnh trong chế độ sinh hoạt, ăn uống và ngủ nghỉ để mức cân của con đạt trạng thái tăng trưởng hợp lý.

Khi cân nặng thai nhi nhẹ hơn so với chuẩn

Mẹ cần xem xét lại chế độ ăn, trong đó chú ý các vấn đề sau:

  • Thực đơn hàng ngày phải cung cấp đầy đủ các chất: tinh bột (mì, gạo,..), chất béo tốt (các loại hạt, sữa,…), các loại đạm (thịt, cá, trứng,..), vitamin, khoáng chất (rau xanh, trái cây) và chất xơ.
  • Tăng hấp thụ dinh dưỡng bằng cách chia nhỏ thành nhiều bữa:  ngoài 3 bữa chính cần có 3 bữa phụ (giữa buổi sáng, giữa chiều và trước khi đi ngủ). Bên cạnh đó mỗi bữa không nên ăn quá no để giúp hấp thu tốt nhất.
  • Nói không với đồ uống chứa cồn, cafein, các loại thực phẩm chứa dầu mỡ, các đồ nướng, đồ xông khói và các loại thực phẩm lên men chua.
  • Mẹ bầu duy trì chế độ nghỉ ngơi khoa học, không thức khuya và giữ giấc ngủ đủ giấc, ngủ sâu.
  • Chú ý bổ sung các loại vitamin và khoáng chất theo đúng các giai đoạn của thai kỳ: canxi, DHA, sắt, axit folic, vitamin A, B,C,E, K,.,.. Mẹ có thể sử dụng các thực phẩm chức năng hoặc thông qua các loại thực phẩm hàng ngày.
  • Thực hiện chế độ thể dục thể thao nhẹ nhàng và đều đặn 30 phút mỗi ngày như đi bộ, yoga,…

Cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn WHO 2020

Sử dụng nước dừa từ 3 – 4 trái/ tuần giúp mẹ bổ sung vitamin, khoáng chất cho thai nhi

Khi cân nặng thai nhi lớn hơn so với chuẩn

Thai nhi có cân nặng vượt chuẩn, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày:

  • Sử dụng các thực phẩm có calo thấp nhưng đảm bảo dinh dưỡng như các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và các loại hoa quả ít ngọt.
  • Hạn chế tinh bột, đường, và các loại đồ ăn chứa dầu mỡ.
  • Ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa không ăn quá nhiều sẽ giúp mẹ không thấy đói, và hấp thu dưỡng chất tốt nhất.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
  • Kiểm soát cân nặng thai nhi theo tuần và mức tăng cân của con theo mỗi tháng để có điều chỉnh phù hợp nhất.

Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi phát triển đúng tiêu chuẩn

Khi thai nhi phát triển đúng theo tiêu chuẩn, đó là tín hiệu đáng mừng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, để duy trì trạng thái này, mẹ cần chú ý duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, đáp ứng các tiêu chí:

  • Đầy đủ dinh dưỡng, không thừa, không thiếu
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không thức khuya
  • Chế độ vận động phù hợp mỗi ngày: vận động nhẹ nhàng, tập thể dục mỗi ngày
  • Tránh những tác nhân nguy hiểm như: các đồ ăn không tốt cho sức khỏe (đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn ủ chua lên men, đồ xông khói, đồ nước, quá chua, quá ngọt, quá mặn, không dùng chất có cồn và chất kích thích,…), tránh những tác nhân khói bụi độc hại, tiếng ồn,…

Địa chỉ y tế khám thai an toàn cho mẹ bầu tại Thu Cúc

Cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn WHO 2020

>>>>>Xem thêm: 4 phương pháp tầm soát ung thư vú phổ biến hiện nay

Thăm khám định kỳ sẽ giúp mẹ theo dõi sức khỏe của bản thân và bé tốt nhất

Để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, em bé phát triển đúng tiêu chuẩn, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ tại các địa chỉ uy tín có các chuyên khoa sản như tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Tại Thu Cúc, mẹ bầu được chăm sóc toàn diện trước, trong và sau sinh với dịch vụ thai sản trọn gói. Các mốc khám thai tương ứng sẽ được nhắc lịch cho mẹ, giúp mẹ ghi nhớ những thời điểm khám thai quan trọng. Bên cạnh đó mẹ và bé được thực hiện đầy đủ các bước thăm khám, các xét nghiệm, siêu âm kiểm tra sức khỏe, giúp phát hiện sớm những nguy cơ có thể gây hại cho bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *