Cẩn trọng tiêm vacxin cho trẻ nếu dị ứng 3 thực phẩm sau

Nếu trẻ nhà bạn dị ứng với trứng, gelatin, men làm bánh mì thì cần cẩn trọng và thông báo tình trạng dị ứng cho bác sĩ trước khi tiến hành tiêm vacxin cho trẻ. Điều này rất cần thiết để tránh xảy ra những rủi ro về sau.

Bạn đang đọc: Cẩn trọng tiêm vacxin cho trẻ nếu dị ứng 3 thực phẩm sau

1. Tiêm phòng cho trẻ – Bước phòng bệnh quan trọng

Tiêm phòng cho trẻ là biện pháp dự phòng bệnh chủ động, ngăn chặn sự tấn công của nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh. Vì trẻ là đối tượng có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện cộng thêm môi trường tiếp xúc phức tạp (công viên, trường học,…) nên rất dễ nhiễm bệnh.

Hơn nữa, hậu quả do bệnh tật gây ra ở trẻ nhỏ là rất nghiêm trọng, có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biến chứng do bệnh tật sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ, khả năng về thể chất, tư duy sẽ giảm đi, trẻ bị ảnh hưởng tới tâm lý trong tương lai.

Cha mẹ cần chủ động tiêm phòng cho trẻ ngay từ khi sinh ra. Đây là cách tạo rào chắn vững vàng để ngăn chặn nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tới tính mạng của trẻ:

– Giảm tỷ lệ mắc bệnh nếu chẳng may tiếp xúc phải mầm bệnh.

– Nếu mắc bệnh thì chỉ ở mức độ nhẹ, thời gian bị bệnh ngắn, tiếp nhận cách thức điều trị nhanh chóng. Đồng thời tránh được nhiều di chứng về sau.

– Không chỉ mang ý nghĩa cho cá nhân, mỗi trẻ được tiêm phòng sẽ góp phần tạo nên miễn dịch cộng đồng hiệu quả. Điều này cũng có ý nghĩa bảo vệ gián tiếp cho những trẻ chưa đủ hoặc không đủ điều kiện tiêm chủng.

Cẩn trọng tiêm vacxin cho trẻ nếu dị ứng 3 thực phẩm sau

Chủ động tiêm ngừa vacxin cho trẻ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và xảy ra các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra

2. Cẩn trọng khi tiêm vacxin cho trẻ nếu dị ứng 3 nhóm thực phẩm này

Để việc tiêm chủng an toàn, cha mẹ cần cung cấp đầy đủ thông tin sức khỏe của trẻ tới bác sĩ chuyên môn. Trong đó, thông tin dị ứng của trẻ là không thể thiếu. Nếu trẻ nhà bạn có tiền sử dị ứng với 3 nhóm thực phẩm sau cần thông báo tình huống cụ thể cho bác sĩ trước khi tiến hành tiêm vacxin cho trẻ. Từ đó bác sĩ sẽ có tư vấn, chỉ định phù hợp và an toàn cho trẻ nhà bạn.

2.1. Trứng

Có một số loại vacxin có thành phần chứa trứng hoặc các protein trứng, điển hình như:

– Vacxin ngừa cúm

– Vacxin ngừa sởi, quai bị và rubella

Chính vì vậy mà nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng cho con sẽ gặp một số phản ứng không mong muốn sau tiêm.

Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng, vì vacxin cúm và vacxin ngừa 3 bệnh cùng lúc (sởi – quai bị – rubella) vẫn được khuyến cáo chủng ngừa cho trẻ bị dị ứng với trứng. Đã có các nghiên cứu chứng minh:

– Vacxin ngừa cúm không gây phản ứng nặng và vẫn hoàn toàn an toàn đối với nhóm trẻ bị dị ứng.

– Vacxin ngừa sởi, quai bị và rubella chỉ theo dõi đặc biệt trên những em bé có tiền sử sốc phản vệ liên quan đến trứng hoặc vacxin.

2.2. Gelatin

Gelatin là chất được thêm vào một số vacxin để hoạt động như một chất ổn định nhằm đảm bảo chúng vẫn hiệu quả sau khi sản xuất. Gelatin sử dụng trong vacxin khác với gelatin được sử dụng trong thực phẩm, chế biến.

Gelatin có thể xuất hiện ở một số mũi ngừa dại, viêm gan A, bại liệt, thương hàn và rotavirus. Nếu trẻ nhà bạn có tiền sử dị ứng với Gelatin thì cần trao đổi trước với bác sĩ rồi mới thực hiện tiêm vacxin cho trẻ (nếu được chỉ định). Như vậy mới đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ, hạn chế nguy cơ rủi ro sau tiêm xảy ra.

2.3. Men làm bánh mì

Với những mũi tiêm kết hợp nhiều thành phần như vacxin HPV, vacxin viêm gan B,… có sử dụng Saccharomyces cerevisiae – loại men phổ biến sử dụng để làm bánh mì. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) khuyến cáo những đối tượng bị dị ứng nấm men không tiêm các vacxin này, cần có sự tham khảo ý kiến và chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên môn.

Tìm hiểu thêm: Vacxin Rota cho trẻ và những điều bố mẹ cần biết

Cẩn trọng tiêm vacxin cho trẻ nếu dị ứng 3 thực phẩm sau

Trẻ bị dị ứng với men làm bánh mì cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành tiêm chủng

3. Theo dõi phản ứng và chăm sóc trẻ sau tiêm

3.1. Phân loại phản ứng nhẹ và phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vacxin cho trẻ

Trong trường hợp trẻ bị dị ứng nhưng vẫn chỉ định tiêm chủng một số loại vacxin an toàn thì cha mẹ vẫn cần theo dõi trẻ cẩn thận sau tiêm. Một số phản ứng sau tiêm được đánh giá ở mức độ nhẹ, có thể tự khỏi sau vài giờ đến vài ngày bao gồm:

– Sưng đau tại vị trí tiêm

– Toàn thân mệt mỏi, trẻ phản ứng chậm trong giao tiếp với người xung quanh.

– Sốt nhẹ

– Biểu hiện chán ăn, ăn ít, ăn không ngon

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ có những phản ứng nghiêm trọng sau. Tốt nhất nên đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và can thiệp kịp thời:

– Sốt cao trên 39 độ và không có biểu hiện hạ sốt dù đã uống thuốc.

– Người mệt lả, trẻ không có phản ứng khi được gọi hỏi

– Thi thoảng có hiện tượng co giật

– Tím tái toàn thân, trẻ thấy khó thở

– Quấy khóc liên tục, 3 tiếng trở lên mà không ngừng lại.

– Hiện tượng bú kém, thậm chí không bú

– Hiện tượng áp xe, sưng đau bất thường tại vị trí tiêm.

– Nôn, trớ và không chịu ăn

3.2. Cách chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ giúp nhanh hồi phục

Bên cạnh theo dõi phản ứng trẻ sau tiêm thì việc chăm sóc đóng vai trò quan trọng để trẻ mau chóng hồi phục. Một số lưu ý trong chăm sóc trẻ sau khi tiêm về, cha mẹ cần ghi nhớ:

– Không chạm, đè vào chỗ tiêm. Không xoa dầu, chườm nóng hay đắp lá vào chỗ tiêm.

– Đo nhiệt độ thường xuyên. Nếu trẻ sốt nhẹ thì chỉ cần chườm khăn mát hoặc dùng miếng hạ sốt, đặc biệt cần cho trẻ uống nhiều nước. Nếu sốt cao đột ngột cần đưa trẻ tới bệnh viện kiểm tra và thực hiện theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

– Mặc quần áo thoáng và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ

– Nấu cho trẻ ăn những món dễ tiêu, mềm (súp, cháo, canh xương hầm,…) Với trẻ còn đang bú sữa mẹ thì cần cho trẻ bú nhiều hơn so với thông thường.

Cẩn trọng tiêm vacxin cho trẻ nếu dị ứng 3 thực phẩm sau

>>>>>Xem thêm: Vắc xin cúm nên tiêm khi nào? Thời điểm nào tốt nhất?

Đo thân nhiệt của trẻ thường xuyên để tránh tình trạng trẻ sốt cao dẫn tới nguy kịch

Như vậy, nếu trẻ nhà bạn dị ứng với 3 nhóm thực phẩm trên thì cần thận trọng trước khi tiêm vacxin cho trẻ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn, chỉ định phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *