Chỉ cần sơ sẩy một chút, cha mẹ đã thấy trẻ bị hóc dị vật trong mũi mà bất lực. Trong những tình huống như vậy, việc xử trí kịp thời để trẻ không tiếp tục nhét dị vật vào cùng việc giúp trẻ loại bỏ dị vật sớm đề điều rất cần thiết.
Bạn đang đọc: Cẩn trọng tình huống trẻ bị hóc dị vật trong mũi
1. Cho dị vật vào trong mũi – Tình huống tai nạn dễ gặp ở trẻ
Trong thời gian gần đây, Hệ thống Y tế Thu Cúc liên tục tiếp nhận và điều trị các ca dị vật tai mũi họng. Trong đó, dị vật trong mũi trẻ là một trong những tai nạn rất phổ biến mà các bác sĩ phối hợp hỗ trợ điều trị.
Bác sĩ tai mũi họng TCI gần đây đã tiếp nhận một ca dị vật mũi đặc biệt ở trẻ. Bác sĩ cho biết, trẻ được đưa vào viện khám với tình trạng vừa được phát hiện dị vật mũi. Qua kiểm tra và gắp dị vật, bố mẹ bé đều ngạc nhiên và lo lắng bởi cháu bé nhét tận 2 miếng dị vật đồ chơi vào mũi. May mắn là bố mẹ đã đưa bé đến viện ngay khi phát hiện ra con vừa nhét dị vật vào mũi, bên cạnh đó, cháu bé cũng rất hợp tác nên quá trình lấy dị vật rất nhanh chóng và dễ dàng.
Thêm nữa, nhờ bố mẹ đưa con đi khám sớm nên cháu bé không có hiện tượng viêm loét trong mũi. Sau khi khám cho trẻ, bác sĩ cho biết trẻ chỉ bị chảy máu nhẹ vùng cửa mũi. Bác sĩ đã kê cho cháu Alpha Choay và rửa mũi để vệ sinh, kháng viêm cho trẻ.
Một ca khám dị vật mũi tại TCI
Cũng ngay trước đó vài ngày, một bé trai 6 tuổi được bác sĩ tiếp nhận với tình trạng sốt cao đến 39 độ C đã 4 ngày, mũi chảy máu cam và có mùi hôi tái diễn suốt 5 ngày vừa rồi. Qua quá trình soi mũi, bác sĩ tai mũi họng TCI phát hiện thấy có một dị vật nằm trong mũi phải của bé. Điều đáng nói là, dị vật này có lẽ đã quá lâu trong mũi đến nỗi đã dính cứng vào niêm mạc mũi bé, rất khó bóc tách. Việc lấy dị vật này giúp trẻ không thể tránh khỏi việc chảy máu cũng như làm bé đau.
Sau khi nhỏ thuốc, bác sĩ đã phải dùng nhiều thời gian để rút từng sợi gạc dính chặt trong mũi cháu bé (không thể rút miếng gạc như các ca thông thường). Đồng thời, trường hợp của cháu cần xử lý viêm nhiễm cũng như điều trị tại nhà để mũi hết viêm và lành hẳn.
Còn rất nhiều tình huống dị vật mũi từ trẻ mà cha mẹ và bác sĩ đều giật mình sau quá trình thăm khám và xử lý.
2. Cẩn trọng với những tình huống trẻ nhét dị vật trong mũi
Dị vật trong mũi ở trẻ là một trong những tai nạn rất dễ dàng xảy ra. Chỉ một phút không để ý của cha mẹ, trẻ đã có thể nhét dị vật vào mũi, thậm chí là nhiều dị vật.
2.1. Mọi vật đều có thể trở thành dị vật mũi ở trẻ
Dị vật trong mũi trẻ có thể rất nhiều loại như:
– Dị vật vô cơ: các hạt nhựa, kim loại, hột bẹt, miếng nilon, mẩu đồ chơi, các vật dụng trong nhà như cúc áo, pin cúc,… Dị vật vô cơ có thể trở thành dị vật bỏ quên trong mũi trẻ do ít kích thích và khó phát hiện hơn.
– Dị vật hữu cơ: như các loại hạt trái cây, đồ ăn, miếng xốp, gỗ, khăn giấy, đất sét, thuốc viện,… Một số dị vật hữu cơ là dị vật sống như các loại côn trùng chui vào mũi khi ngủ, hoặc các động vật chui vào mũi khi trẻ bơi hồ, tắm sông suối,… Dị vật hữu cơ hay kích thích nên dễ phát hiện sớm hơn.
– Một số dị vật đặc biệt như pin nút áo: pin đồng hồ, pin máy trợ thính,… Với loại dị vật này, cha mẹ cần đưa trẻ đi gắp dị vật ngay bởi các viên pin này có thể gây những tổn thương nghiêm trọng khi ở trong mũi 4h.
Nhìn chung, hầu như mọi vật nhỏ trong nhà, trong học tập, đồ chơi, … đều có thể khiến trẻ bị hóc dị vật ở trong mũi.
2.2. Nguy hiểm khi trẻ có hiện tượng bị hóc dị vật trong mũi
Tình huống dị vật mũi thường không gây nguy hiểm trực tiếp liên quan đến sức khỏe và tính mạng trẻ. Tuy nhiên, nếu dị vật mũi để lâu có thể gây viêm nhiễm, khiến chức năng mũi bị ảnh hưởng. Viêm nhiễm khu vực mũi cũng có thể lây lan các bệnh lý như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng,… Đặc biệt là những dị vật đặc biệt có tính ăn mòn và nguy hại cho niêm mạc ẩm như pin cúc áo thì vấn đề viêm nhiễm càng nguy hiểm.
Ngoài ra, dị vật mũi có thể đi xuống miệng và bị trẻ nuốt xuống dạ dày thành dị vật đường ăn uống. Hoặc nguy hiểm hơn, dị vật mũi có thể thành dị vật đường thở, rơi vào phổi và gây tắc nghẽn đường hô hấp, nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Nhận biết các triệu chứng viêm amidan đúng cách
Chỉ một phút không để ý của cha mẹ, trẻ đã có thể nhét dị vật vào mũi
3. Xử lý dị vật mũi ở trẻ và phòng ngừa đúng cách
3.1. Xử lý
Dị vật mũi đơn giản và trong trường hợp trẻ lớn có thể được đẩy ra bằng cách: dạy trẻ cách lấy hơi xì đẩy dị vật ra ngoài hoặc dùng nước rửa thông cánh mũi để trôi dị vật ra ngoài. Đương nhiên, những tình huống này được thực hiện khi trẻ đã đủ trưởng thành để thực hiện theo hướng dẫn của cha mẹ, đồng thời, dị vật có hình dáng và kích thước vừa phải. Trong một vài tình huống dị vật là vải, giấy, cha mẹ cũng có thể dùng kẹp để lấy dị vật ra ngoài.
Với các dị vật phức tạp, hoặc tình trạng dị vật để lại thương tổn nơi mũi, dị vật với trẻ sơ sinh, trẻ chưa cứng cáp, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám. Các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ phù hợp để loại bỏ dị vật mũi cho trẻ. Bên cạnh đó, việc xử lý vấn đề viêm nhiễm và những biến chứng mà dị vật gây ra trong mũi.
3.2. Phòng ngừa
Trước hết, cha mẹ cần hạn chế việc mua những đồ chơi chi tiết quá nhỏ cho trẻ. Cha mẹ cũng nên thường xuyên quan sát trẻ nhỏ, ngay cả lúc trẻ vui chơi để ngăn chặn việc tự tạo dị vật mũi ở trẻ. Đồng thờ, cần dạy trẻ ý thức được sự nguy hiểm của tình huống dị vật trong mũi để trẻ ý thức được hành động của mình.
>>>>>Xem thêm: Biểu hiện viêm amidan là gì? tìm hiểu chi tiết
Cha mẹ nên dạy trẻ ý thức được sự nguy hiểm của tình huống dị vật trong mũi
Ngoài ra, cha mẹ nên nhận biết các dấu hiệu trẻ bị hóc dị vật trong mũi để nhanh chóng xử trí, tránh những nguy hiểm và biến chứng của hiện tượng này gây nên. Chú ý không tự xử lý dị vật mũi trong các trường hợp không đủ dụng cụ để lấy dị vật ra ngoài bởi những hành động này của cha mẹ có thể dị vật bị đẩy vào trong, khó xử lý sau này và để lại những hậu quả không mong muốn cho trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.