Cẩn trọng với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện đặc trưng là thở khò khè, ho, suy hô hấp… Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ cho trẻ để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Cẩn trọng với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

1. Về bệnh viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng phổi phổ biến ở trẻ nhỏ và sơ sinh, gây viêm và tắc nghẽn trong các tiểu phế quản của phổi. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này chủ yếu do virus và thời điểm có tỷ lệ trẻ mắc nhiều thường là vào mùa đông xuân, khi có khí hậu lạnh, nhiệt độ thấp…  Bệnh viêm phế quản ban đầu có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường, sau đó chuyển biến thành ho, khò khè và đôi khi gây khó thở. Triệu chứng viêm phế quản có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, thậm chí một tháng, tùy vào tình trạng bệnh của trẻ nhỏ.

1.1. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm tiểu phế quản xảy ra khi virus xâm nhập vào tiểu phế quản và gây nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, các tiểu phế quản sẽ bị sưng và viêm, làm tăng tiết chất nhầy trong lòng phế quản, gây cản trở luồng khí hít thở vào phổi.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là do virus hợp bào respiratory syncytial virus (RSV) gây ra. RSV là một loại virus gây nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi, và các đợt bùng phát bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân. Ngoài RSV, viêm phế quản cũng có thể do các loại virus khác gây ra, bao gồm cả virus gây ra cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Trẻ sơ sinh có thể bị tái nhiễm RSV do sự tồn tại của ít nhất hai chủng virus này.

Cẩn trọng với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em thường do virus RSV gây ra

1.2. Nhận biết triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Trong những ngày đầu, viêm tiểu phế quản thường có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như cảm lạnh:

– Sổ mũi, nghẹt mũi

– Ho, khò khè

– Sốt nhẹ

– Nôn trớ

– Mệt mỏi

– Môi xanh, da tím tái

– Ngưng thở

Nếu phụ huynh phát hiện con mắc phải các triệu chứng kể trên thì nên đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.

1.3. Biến chứng của bệnh

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tiểu phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ sinh non hoặc có các vấn đề sức khỏe khác. Các biến chứng này bao gồm:

– Rối loạn chức năng hô hấp

– Suy hô hấp cấp

– Tràn khí màng phổi

– Ngưng thở

– Viêm phổi

– Xẹp phổi

– Viêm tai giữa

– Hen phế quản

Cẩn trọng với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Bệnh có thể gây suy hô hấp, viêm phổi nếu trẻ không được điều trị sớm

2. Nguyên tắc điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Viêm tiểu phế quản ở trẻ chưa có thuốc đặc trị, do đó, điều trị tập trung vào việc giảm nhẹ các triệu chứng. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và thể trạng của trẻ.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ do virus gây ra không sử dụng thuốc kháng sinh trừ khi trẻ bị nhiễm khuẩn kèm theo. Đa số trẻ mắc viêm tiểu phế quản nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp các vấn đề hô hấp nghiêm trọng hoặc biểu hiện mất nước, cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Các biện pháp y tế thông thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bao gồm:

– Truyền dung dịch qua tĩnh mạch để cung cấp nước và điện giải cho trẻ trong trường hợp mất nước nghiêm trọng và từ chối uống nước.

– Sử dụng máy thở để hỗ trợ hô hấp, ổn định nhịp thở của trẻ.

– Hút dịch nhầy từ mũi và miệng của trẻ để làm thông thoáng đường hô hấp.

– Khi ngủ, có thể đặt gối dưới đầu của trẻ để nâng cao đầu, tạo điều kiện để trẻ dễ thở hơn.

– Sử dụng thuốc giảm sốt và giảm đau để trẻ giảm cảm giác mệt mỏi và khó chịu trong thời gian điều trị.

Thông thường, các triệu chứng của viêm tiểu phế quản ở trẻ sẽ giảm dần và biến mất sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, có thể có trường hợp kéo dài hơn, chiếm khoảng 20% tổng số trẻ mắc bệnh. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi khám để được điều trị sớm, ngăn chặn các biến chứng nguy hiêm có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Chế độ ăn cho trẻ bị cảm lạnh: Nên và không nên

Cẩn trọng với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Điều trị viêm tiểu phế quản cho trẻ bằng việc tiêm truyền hoặc sử dụng máy thở theo chỉ định của bác sĩ

3. Phòng ngừa viêm tiểu phế quản

Để ngăn ngừa sự mắc viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần xây dựng chế độ sống khoa học nhằm nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ. Một số biện pháp sau đây có thể giúp trẻ khỏe mạnh hơn và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm tiểu phế quản:

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân có hại trú ngụ cho trẻ.

– Cách ly trẻ khỏi các trẻ khác khi có triệu chứng mắc viêm tiểu phế quản hoặc các bệnh lý đường hô hấp dễ lây truyền khác.

– Tiêm chủng đúng thời gian và đủ mũi cần thiết, đặc biệt là đối với các trẻ có nguy cơ cao để phòng ngừa việc bị lây nhiễm virus RSV.

– Đảm bảo trẻ uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

– Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để tận dụng kháng thể có trong sữa mẹ giúp trẻ chống lại nhiễm trùng và ngăn ngừa viêm tiểu phế quản.

– Tránh để trẻ sinh sống hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá.

– Vệ sinh sạch sẽ không gian sống, đồ chơi và các đồ vật mà trẻ thường tiếp xúc.

– Tránh để trẻ dùng chung đồ cá nhân như cốc, chén, muỗng với người khác, đặc biệt là khi người đó có triệu chứng sổ mũi, ho, sốt.

– Hướng dẫn trẻ sử dụng giấy che miệng khi ho hoặc hắt hơi và vứt giấy vào thùng rác.

– Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng chính: tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.

Cẩn trọng với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Mẹ nên làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt?

Đưa trẻ đi khám sức khỏe thường xuyên để kiểm soát và phát hiện sớm bệnh lý, giúp điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng

Viêm tiểu phế quản ở trẻ có thể đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của trẻ nên cần được phát hiện, điều trị sớm để trẻ nhanh chóng hồi phục và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *