Cẩn trọng với thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Thoái hóa khớp háng ở người trẻ là một vấn đề khá phổ biến và đáng quan ngại. Dù thoái hóa khớp háng thường xảy ra với người cao tuổi, nhưng ngày nay, nó cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ. 

Bạn đang đọc: Cẩn trọng với thoái hóa khớp háng ở người trẻ

1. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là tình trạng mà sụn trong khớp háng dần mất đi tính đàn hồi, dẫn đến mòn xương và gây đau, cản trở chức năng di chuyển.

Thoái hóa khớp háng ở những người trẻ có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm có:

– Chấn thương: Một số chấn thương nghiêm trọng hoặc việc lặp đi lặp lại những chấn thương ở khu vực khớp háng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng. Các chấn thương như gãy xương, bong gân hay các vết thương khác có thể gây tổn thương cho mô mềm xung quanh khớp và gây mòn xương nhanh chóng.

– Vận động ít: Lối sống ít vận động là một nguyên nhân khác góp phần gây thoái hóa khớp háng. Khi khớp háng không vận động hoặc vận động không đủ, cơ xung quanh sẽ trở nên yếu đi, tạo thành áp lực lên khớp và gây tổn thương.

– Vận động mạnh quá mức: Chơi thể thao hoặc làm việc quá sức có thể bào mòn và làm suy yếu sụn khớp, gây thoái hóa.

– Viêm khớp: Các bệnh viêm khớp cấp hay mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính và bệnh lupus cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng ở những người trẻ.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác như bệnh gout, bệnh viêm xoang, bệnh dạ dày – tá tràng hay bệnh tăng huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp háng và góp phần vào sự phát triển của thoái hóa.

Cẩn trọng với thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Thoái hóa khớp háng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương hoặc lười vận động

2. Đối tượng thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc thoái hóa khớp háng khi còn trẻ gồm có:

– Các vận động viên trẻ: Hầu hết các vận động viên thể thao rất dễ gặp các chấn thương ở khu vực khớp háng.

– Người trẻ bị thừa cân: Người béo phì hoặc tăng cân một cách đột ngột có nguy cơ bị thoái hóa khớp sớm.

– Nhân viên văn phòng: Các nhân viên văn phòng ít vận động, không tham gia hoạt động thể thao có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp háng.

Ngoài ra, những người trẻ mắc các vấn đề về xương khớp hoặc dạ dày cũng có thể bị thoái hóa khớp háng.

3. Phòng ngừa và chẩn đoán thoái hóa khớp háng

3.1. Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp háng hiệu quả cho người trẻ

Phòng ngừa thoái hóa khớp háng ở những người trẻ là điều quan trọng để duy trì sức khỏe và tránh những ảnh hưởng sau này. Dưới đây là một số biện pháp chuyên gia gợi ý cho người trẻ để phòng ngừa thoái hóa khớp háng:

– Duy trì cân nặng và lối sống lành mạnh: Hạn chế tăng cân quá nhanh và duy trì cân nặng trong phạm vi phù hợp. Ngoài ra, nên thay đổi lối sống lành mạnh, bao gồm cân đối dinh dưỡng và tham gia vào hoạt động thể chất đều đặn.

– Hạn chế tác động lực lên khớp háng: Tránh các hoạt động gây áp lực mạnh lên khớp háng như nhảy cao hay chơi các môn thể thao có nguy cơ cao gây chấn thương cho khớp háng.

– Tạo sở thích vận động: Nên lựa chọn và thực hiện lâu dài các hoạt động như bơi, yoga, đi bộ, chạy bộ giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện sự ổn định của khớp

– Chăm sóc sau chấn thương: Với những người đã từng bị chấn thương ở khớp háng, cần điều trị kịp thời và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo khớp háng hồi phục tốt.

Tìm hiểu thêm: “Điểm mặt” nguyên nhân gây đau khớp gối

Cẩn trọng với thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Tập thể dục đúng cách sẽ giúp tăng cường tính linh hoạt của khớp háng

3.2. Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Việc chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp háng ở những người trẻ thường cần kết hợp giữa các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng (bao gồm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh). Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán được các chuyên gia thường xuyên sử dụng:

– Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ trò chuyện chi tiết với bệnh nhân để thu thập thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh và hoạt động hàng ngày. Khám lâm sàng tập trung vào việc kiểm tra các dấu hiệu của thoái hóa khớp háng, bao gồm đau, sưng và gặp khó khăn trong di chuyển, vận động.

– Xét nghiệm: Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau khớp. Các chỉ định thường dùng là xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số viêm, xét nghiệm thử nghiệm chức năng thận và gan.

– Chẩn đoán hình ảnh: Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm và chụp cộng hưởng từ MRI có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng của khớp háng. Các phương pháp này cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương, mô mềm, sụn khớp và mô xung quanh, hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá chính xác tình trạng thoái hóa khớp háng.

Cẩn trọng với thoái hóa khớp háng ở người trẻ

>>>>>Xem thêm: Tư vấn cho người bị viêm khớp gối nên ăn gì

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp háng cần kết hợp giữa các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng

4. Thoái hóa khớp háng có phải là bệnh khó chữa không?

Thoái hóa khớp háng không có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh có thể kiểm soát và làm giảm triệu chứng của bệnh thông qua việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị và kiểm soát triệu chứng thoái hóa khớp háng:

– Giảm đau: Đau khớp là một triệu chứng phổ biến của thoái hóa khớp háng. Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm non-steroid có thể giúp giảm đau và viêm. Trong trường hợp bệnh nhân đau dữ đội, bác sĩ có thể đề xuất tiêm corticosteroid trực tiếp vào khớp.

– Vận động và tập thể dục: Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế về các bài tập cải thiện sự linh hoạt, tăng cường sự ổn định và giảm đau khớp.

– Phẫu thuật: Trong những trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng và không đáp ứng được với các phương pháp khác, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay thế khớp háng hoặc khả năng tái tạo mô sụn để cải thiện chức năng khớp và giảm đau.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng gậy hoặc hạn chế vận động để giảm áp lực lên khớp. Đặc biệt, quan trong nhất vẫn là việc chẩn đoán sớm và điều trị thoái hóa khớp háng một cách kịp thời có thể giúp kiểm soát triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị. Lưu ý, các thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo và không thể thay thế các chẩn đoán y khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *