Gần đây trường hợp một bé trai hơn 4 tuổi bị viêm não – màng não do nhiễm giun đũa chó, mèo được điều trị tại Khoa bệnh Nhiệt đới thuộc Trung tâm Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã phần nào cảnh báo các bậc phụ huynh về việc nâng cao cảnh giác trong vấn đề nhiễm giun sán ở trẻ em. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa giun sán, tẩy giun định kỳ cho trẻ và các triệu chứng gợi ý trẻ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán…) cần con đến khám tại các cơ sở y tế để tránh biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: [Cảnh báo] Bé trai hơn 4 tuổi bị viêm não vì nhiễm giun
Cháu bé N.D.Đ trú tại Lâm Thao, Phú Thọ có biểu hiện sốt cao, nôn nhiều, đau đầu vùng đỉnh trán, con được đưa đến Trung tâm sản nhi tỉnh Phú Thọ, qua thăm khám các bác sĩ nhận thấy trẻ có hội chứng não – màng não, trên kết quả xét nghiệm cho thấy tình trạng bạch cầu ái toan tăng, dương tính với giun đũa chó mèo (Toxocara) và sán lá gan lớn (Fasciola).
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị nhiễm giun, vì trẻ có thói quen đùa nghịch với đất, cát mà đất cát bẩn là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế của vật nuôi như chó mèo, … Tác nhân gây bệnh chính là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loại giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo. Các giun này sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường và sau 1-2 tuần lễ các trứng này sẽ hoá phôi. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng. Trứng giun thường có trong đất hoặc nước nhiễm phân chó, mèo.
Ấu trùng giun còn có thể có trong thịt chó, mèo. Nếu người bệnh ăn phải mà chưa được chế biến kỹ cũng sẽ bị lây bệnh. Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, mắt, hệ thần kinh trung ương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô.
Trường hợp của cháu N.D.Đ sau khi có kết quả chụp cộng hưởng từ não MRI cho thấy có tình trạng biến đổi dịch não tủy, cháu Đ. được áp dụng phác đồ điều trị tích cực bằng kháng sinh kết hợp thuốc tẩy giun. Sau khoảng 3 tuần điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhi ổn định, xét nghiệm cho kết quả chỉ số bạch cầu ái toan trong máu giảm, xét nghiệm dịch não tủy bình thường nên được cho xuất viện.
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc trẻ đúng cách: Sốt phát ban đỏ – Những điều cần biết
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn mẹo chữa viêm phế quản mạn tính theo cách dân gian
Để hạn chế nguy cơ nhiễm giun đũa chó mèo, khuyến cáo các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
- Nếu gia đình có nuôi chó, mèo cần vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em.
- Không cho trẻ chơi ở những nơi có phân chó mèo, hoặc những động vật khác.
- Dạy cho trẻ em về sự nguy hại khi ăn những thức ăn bẩn.
- Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch hoặc thịt chó, mèo chưa nấu chín;
- Tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng một lần.
- Với chó mèo con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần.
Trong điều kiện y học phát như hiện nay của thì việc chẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng nói chung và giun, sán nói riêng không còn là vấn đề quá khó khăn. Các bác sĩ khuyến cáo: “khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng gợi ý bệnh nhiễm ký sinh như đau bụng, buồn nôn, ngứa ngáy khó chịu (đặc biệt là ngứa vùng hậu môn), trẻ biếng ăn, ăn nhiều nhưng không tăng cân lớn, …. cần đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có hướng điều trị tốt nhất cho con”.