Cảnh báo bệnh bạch hầu ở trẻ em

Bệnh bạch hầu bùng phát trở lại ở các tỉnh miền Bắc nước ta với phần đông ca bệnh thuộc nhóm trẻ lớn. Thực tế này đã rung lên hồi chuông cảnh báo về bệnh bạch hầu ở trẻ em, cha mẹ cần hết sức chú ý và bảo vệ cho sự an toàn cũng như sức khỏe con!

Bạn đang đọc: Cảnh báo bệnh bạch hầu ở trẻ em

1. Thông tin bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, ảnh hưởng đến các vùng như họng, thanh quản, mũi do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae gây ra. Đây là một bệnh kết hợp giữa nhiễm độc và nhiễm trùng. Vi khuẩn bạch hầu có khả năng lây lan mạnh mẽ và nhanh chóng tạo thành dịch trong cộng đồng.

Vi khuẩn bạch hầu có ba loại là Gravis, Intermedius và Mitis. Chúng có hình dạng và tính chất khá đa dạng, thuộc nhóm gram (+). Vi khuẩn này có khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể người và chịu được khô lạnh. Chúng có thể tồn tại trên các vật liệu trong vài ngày hoặc vài tuần, sống được 30 ngày trên vải, tồn tại trong sữa và nước uống trong khoảng 20 ngày, và có thể tồn tại trong cơ thể người chết khoảng 2 tuần. Vi khuẩn có thể sống trong 10 phút ở nhiệt độ 58 độ C, 1 phút trong phenol 1% và cồn 60 độ.

Cảnh báo bệnh bạch hầu ở trẻ em

Đối tượng dễ bị vi khuẩn bạch hầu tấn công và gây bệnh nhất là nhóm trẻ em dưới 15 tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ

Bạch hầu phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, đối tượng dễ bị vi khuẩn bạch hầu tấn công và gây bệnh nhất là nhóm trẻ em dưới 15 tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Tại Việt Nam, nhờ việc thực hiện Chương trình Tiêm chủng mở rộng tốt trên cả nước mà bệnh bạch hầu đã được giảm thiểu đáng kể trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, theo ghi nhận từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong thời gian gần đây, bạch hầu đã quay trở lại nước ta sau gần 20 năm “vắng bóng”. Cụ thể, tính từ tháng 5/2023 đến hết tháng 9/2023, Việt Nam đã ghi nhận 20 ca bệnh bạch hầu rải rác tại 3 tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Thái Nguyên cùng nhiều ca nghi nhiễm khác cần cách ly. Trong đó, chiếm đa số ca nhiễm bệnh là trẻ lớn trên 6 tuổi.

Thực tế này cho thấy, trẻ em là đối tượng cần chú ý hơn cả trước tình hình nhiều ca bệnh bạch hầu bùng phát, có nguy cơ lan rộng và kéo dài dịch bệnh trong thời gian tới.

2. Căn bệnh bạch hầu gây nguy hiểm cho trẻ em

– Vi khuẩn sau khi thâm nhập vào cơ thể trẻ em, có thể gây triệu chứng trong khoảng 2-5 ngày. Tuy nhiên, mức độ nặng nhẹ của triệu chứng sẽ phụ thuộc vào độ dày của màng bạch hầu, tuổi của trẻ và có những bệnh lý khác có hiện diện hay không.

– Nếu trẻ mắc bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy nhược thần kinh, suy tim và tử vong (tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%) ở trẻ.

Tìm hiểu thêm: Ăn sáng trước khi tiêm uốn ván – Những lưu ý khi đi tiêm phòng

Cảnh báo bệnh bạch hầu ở trẻ em

Sự bùng phát của các ca bệnh bạch hầu ở nước ta đã rung lên hồi chuông cảnh báo về bệnh bạch hầu ở trẻ em

– Các triệu chứng liên quan đến mũi và họng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch hầu ở trẻ em, điều này thường gây hiểu lầm và được coi là viêm mũi họng, dẫn đến việc cha mẹ không đưa trẻ đi khám và điều trị sớm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

– Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém nên khi gặp phải căn bệnh bạch hầu nguy hiểm thường có những biến chứng nghiêm trọng hơn so với người lớn, bao gồm: tắc nghẽn đường hô hấp, gây ra suy hô hấp, viêm phổi, các dây thần kinh vận động tổn thương có khả năng gây liệt, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim cấp, suy tim và thâm chí tử vong nhanh chóng.

3. Triệu chứng mắc bệnh bạch hầu ở trẻ em

– Bệnh bạch hầu thường xuất hiện ở trẻ em với các triệu chứng điển hình như: đau họng, ho, sốt nhẹ, khàn tiếng và chán ăn.

– Sau khoảng 2-3 ngày, giả mạc sẽ xuất hiện phía sau hoặc hai bên của họng, có màu trắng ngà hoặc xám, đen. Giả mạc này thường bền, dính và có thể chảy máu. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất giúp dễ dàng phát hiện bệnh.

– Bệnh nhân có thể mắc các triệu chứng khó thở và khó nuốt.

-Trong các trường hợp nặng, dù không có sốt cao, bệnh nhân có thể bị sưng cổ, khó thở, khàn tiếng, rối loạn nhịp tim và tê liệt.

– Bạch hầu thanh quản là một dạng nặng của bệnh, thường xảy ra ở trẻ em. Triệu chứng về sức khỏe bao gồm ngoại độc tố tại vị trí cụ thể và nhiễm độc thần kinh trong toàn bộ cơ thể, gây tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác, cũng như có thể gây viêm cơ tim và dễ gây tử vong cho trẻ em.

Bệnh có thể tự giảm hoặc trở nên nghiêm trọng và có thể gây tử vong trong khoảng thời gian từ 6-10 ngày ở các trẻ nhiễm bệnh.

4. Cách ngăn ngừa bệnh bạch hầu cho trẻ

Để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bạch hầu, biện pháp quan trọng nhất được Bộ y tế khuyến nghị là tiêm vắc xin ngừa bệnh. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin bạch hầu có thể lên tới 97%, giúp ngăn ngừa mọi nguy cơ lây nhiễm đến trẻ.

Tuy nhiên, hiệu quả của vắc xin bạch hầu trong cơ thể trẻ có thể giảm dần theo thời gian. Do đó, để bảo vệ tốt nhất cho con, cha mẹ không chỉ cần cho con tiêm phòng theo đúng lịch tiêm các mũi cơ bản mà còn cần tuân thủ lịch tiêm các mũi nhắc lại.

Lịch tiêm chủng bạch hầu cho trẻ như sau:

– Mũi tiêm cơ bản: 03 mũi bằng vắc xin 5in1 trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia hoặc vắc xin 6in1 dịch vụ bắt đầu từ lúc trẻ được 2 tháng tuổi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 04 tuần.
– Mũi nhắc lại: 01 mũi vào năm thứ 2 khi trẻ được 16-23 tháng, 01 mũi trước khi đi học tiểu học (khi 5-6 tuổi) và cứ 10 năm nhắc lại 01 mũi.

Hiện tại, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI có đẩy đủ các loại vắc xin và luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ chủng ngừa bạch hầu an toàn và hiệu quả cho trẻ em. Các loại vắc xin chứa thành phần ngừa bạch hầu dành cho trẻ, bao gồm:

– Vắc xin 6in1 Infanrix hexa (Bỉ) và Hexaxim (Pháp): dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi – 24 tháng tuổi.

– Vắc xin 4in1 Tetraxim (Pháp): dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi – 13 tuổi.

– Vắc xin 3in1 Boostrix 0,5ml (Bỉ) và Adacel (Canada): dành cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.

Cảnh báo bệnh bạch hầu ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Tư vấn tiêm vắc xin phòng viêm gan AB khi mang thai cho mẹ bầu

Để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh bạch hầu, biện pháp quan trọng nhất được Bộ y tế khuyến nghị là tiêm vắc xin ngừa bệnh

Ngoài ra, bên cạnh việc tiêm vắc xin là biện pháp quan trọng nhất, phụ huynh cũng cần chú ý những điều sau để phòng ngừa bệnh bạch hầu ở trẻ em: đảm bảo trẻ được uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên rửa tay, tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh bạch hầu hoặc có nghi ngờ mắc bệnh. Khi trẻ có dấu hiệu về mũi hoặc họng, nên đưa trẻ đi thăm khám sớm tại bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ về bệnh bạch hầu ở trẻ em, phụ huynh cần cảng giác và bảo vệ con trước khả năng dịch bạch hầu có thể căng thẳng hơn. Đồng thời, để đăng ký tiêm chủng bạch hầu và được tư vấn chi tiết về việc tiêm chủng bạch hầu cho con, liên hệ Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ngay, ba mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *