Các bệnh lây qua đường tình dục ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và kéo dài còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe. Bài viết dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về các bệnh này và các cách phòng ngừa bệnh cho mọi người cùng tham khảo!
Bạn đang đọc: Cảnh báo các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến hiện nay
1. Khái niệm bệnh lây qua đường tình dục là gì? Nguyên nhân gây bệnh
1.1 Khái niệm bệnh lây qua đường tình dục là gì?
Bệnh lây qua đường tình dục (STDs) là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác qua đường quan hệ tình dục. Nó bao gồm 3 hình thức là: quan hệ bằng âm đạo, miệng và hậu môn. Bất kỳ đối tượng nào có hành vi quan hệ tình dục dù chỉ một lần nhưng không an toàn đều có khả năng mắc phải các bệnh lây nhiễm này
Trên thực tế, những căn bệnh lây qua đường tình dục không phải lúc nào cũng có biểu hiện rõ ràng, dễ nhận thấy. Từng cá nhân, từng bệnh khác nhau lại có biểu hiện bệnh khác nhau, triệu chứng có thể nhẹ hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, có nhiều người mắc bệnh nhưng vẫn không biết bản thân đang mắc bệnh.
1.2 Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân mắc các bệnh này do cơ thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây bệnh.
Mầm bệnh lây lan khi có hành vi quan hệ tình dục không an toàn.
Một số nguyên nhân lây nhiễm các bệnh truyền qua đường tình dục có thể kể đến như
– Không thực hiện tốt, không sử dụng các biện pháp an toàn tình dục ( không dùng bao cao su, vệ sinh sạch sẽ sau quan hệ…)
– Quan hệ tình dục không lành mạnh (nhiều hơn 1 người)
– Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con khi có thai, cho con bú
– Sử dụng các dụng cụ tiêm không được vô trùng, lây nhiễm vi khuẩn
– Xảy ra quan hệ tình dục với gái mại dâm
2. Các bệnh lây qua đường tình dục thường gặp nhất hiện nay
Những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến hiện nay có thể kể đến dưới đây:
2.1 Chlamydia
Đây là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và lây nhiễm cho cả nam và nữ do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra, nó rất phổ biến. Khi quan hệ với người đang nhiễm Chlamydia, có thể bị lây nhiễm Chlamydia
Căn bệnh này có 50-70% số người bệnh không triệu chứng, nếu có thì bao gồm dịch âm đạo tiết bất thường, xuất hiện đau buốt khi đi tiểu, đau khó chịu dương vật,.. Bệnh được xác định thông qua làm xét nghiệm nước tiểu, dịch tiết âm đạo và sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh một lần hoặc sử dụng thuốc liên tục trong 7 ngày. Để tránh lây bệnh, khuyến cáo người bệnh kiêng quan hệ tình dục cho đến khi khỏi hẳn.
Những bệnh nhiễm trùng nói chung và Chlamydia nói riêng rất dễ tái phát, nên người bệnh đã khỏi vẫn cần đi xét nghiệm lại khoảng 3 tháng sau khi điều trị.
2.2 Bệnh lậu
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lậu là vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoeae), nó chủ yếu gây bệnh ở vùng sinh dục và chúng còn có thể gây bệnh ở mắt và họng. Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu cũng có thể truyền sang con trong quá trình sinh nở tự nhiên.
Bệnh lậu là bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm và dễ gây ra biến chứng nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Ở nam giới, bệnh lậu có thể lan từ niệu đạo đến tuyến tiền liệt, gây nhiễm trùng tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn. Còn ở nữ giới nếu bị lậu khả năng cao bị vô sinh, thai ngoài tử cung, nhiễm trùng vùng chậu, viêm buồng trứng, viêm tử cung,…
Bệnh lậu có thể phối kết hợp với các tác nhân khác như: Chlamydia Trachomatis, trùng roi Ureaplasma, mycoplasma…
Căn bệnh này sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhưng có khả năng tái phát cao do các chủng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng.
2.3 Giang mai
Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh giang mai này là vi khuẩn Treponema pallidum. Theo một số thống kê ước tính có khoảng 10 triệu ca mắc bệnh giang mai mới hàng năm. Triệu chứng ban đầu của bệnh thường là một vết loét ngay vùng nhiễm vi khuẩn như cổ tử cung, đầu dương vật, họng, miệng,…Nó thường không đau, có khả năng tự khỏi mà không cần điều trị. Đối với những trường hợp bệnh không tự khỏi, vi khuẩn giang mai đi vào máu và tiếp tục sinh sôi gây ra triệu chứng trên da hoặc niêm mạc. Nếu không được điều trị sớm, bệnh giang mai thường gây phát ban trên da không ngứa trên bàn tay và bàn chân và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong.
Bệnh giang mai có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh, nếu được phát hiện sớm, kịp thời. Tuy nhiên, để tránh mắc bệnh thì là sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tránh quan hệ qua đường hậu môn hoặc miệng là cách tốt nhất, hiệu quả nhất
2.4 Sùi mào gà
Sùi mào gà hay còn được gọi là mụn cóc sinh dục do virus HPV (human papillomavirus) gây ra. HPV lây truyền sau khi quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm HPV trước đó
Căn bệnh này có thể tự hết hoặc tồn tại dai dẳng, những đối tượng bị suy giảm miễn dịch, mụn cóc sinh dục có thể tăng cả kích thước và số lượng.
Bệnh này xuất hiện ở cả nam giới và nữ, nhưng phổ biến ở nữ hơn do môi trường âm đạo thuận lợi cho vi khuẩn. Biến chứng của bệnh vô cùng phức tạp. Với những phụ nữ mang thai, bệnh gây sảy thai, thai lưu hoặc sinh non. Thai nhi cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh sau khi sinh hoặc nhiễm bệnh khi được bú mẹ. Thậm chí nặng hơn nó còn gây nhiều biến chứng như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật… dẫn tới vô sinh, hiếm muộn hoặc tử vong.
Virus HPV sau khi sau xâm nhập vào cơ thể sẽ có thời gian ủ bệnh vài tháng thậm chí đến vài năm. Khi đi vào cơ thể, virus ẩn náu tại lớp biểu mô thuộc tầng dưới cùng của da và không có triệu chứng cơ năng; các triệu chứng ngứa, bỏng, xuất huyết hiếm gặp
2.5 Bệnh mụn rộp sinh dục (genital herpes)
Theo thống kê có đến 80% người nhiễm virus herpes sinh dục không có triệu chứng hoặc triệu chứng thoáng qua ở mức độ rất nhẹ, dễ bị bỏ qua.
Tìm hiểu thêm: Bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Những triệu chứng nhiễm mụn rộp sinh dục có thể nghiêm trọng hơn ở những đứa trẻ sơ sinh
Với những trường hợp còn lại, biểu hiện lâm sàng là hồng ban mụn nước, mọc thành chùm tại bộ phận sinh dục và có hạch vùng. Bệnh này có khả năng tái phát cao ở vị trí cũ hoặc ở một số vị trí khác.
Các đợt bùng phát bệnh thường lặp đi lặp lại nhiều lần (đặc biệt phổ biến trong năm đầu tiên nhiễm bệnh), bệnh này sẽ tồn tại trong cơ thể người bệnh suốt đời. Hiện nay, thuốc chỉ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh cũng như nguy cơ truyền virus cho người khác, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Bên cạnh đó, còn một số bệnh lây qua đường tình dục khác được chuyên gia y tế khuyến cáo cần cảnh giác và phòng ngừa lây nhiễm có thể kể đến như: Viêm gan B, C, HIV, Trichomonas (nhiễm trùng đường sinh dục – tiết niệu)
3. Các cách phòng tránh những căn bệnh lây qua đường tình dục
Để phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục, bạn cần thực hiện một số biện pháp dưới đây:
– Sử dụng bao cao su
– Có mối quan hệ chung thủy 1:1
– Không quan hệ tình dục khi nghi ngờ bản thân hoặc bạn tình của mình đang mắc bệnh tình dục.
– Tránh các hành vi tình dục làm tăng rủi ro lây nhiễm như làm chảy máu, rách da…
– Tiêm vaccine phòng các bệnh như: viêm gan B, HPV.
Những bệnh lây qua đường tình dục thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh hay thuốc diệt ký sinh trùng. Mặt khác, có 4 bệnh không thể chữa khỏi là viêm gan B, herpes, HIV, HPV, dùng thuốc chỉ có thể giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng bệnh. Để bảo vệ bản thân, cần thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc quan hệ tình dục an toàn.
>>>>>Xem thêm: Tiền sản giật khi mang thai: Biến chứng nguy hiểm khôn lường
Nên đi thăm khám sớm nếu phát hiện ra những triệu chứng của các bệnh lây qua đường tình dục
Hi vọng với những thông tin bổ ích Thu Cúc TCI cung cấp trong bài viết trên, sẽ có ích với những người đang mắc bệnh hoặc tìm hiểu về các bệnh lây qua đường tình dục. Nếu còn bất kì câu hỏi hay cần hỗ trợ thêm thông tin, đặt lịch thăm khám xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.