Dấu hiệu xơ gan giai đoạn đầu thường khó nhận biết, theo thời gian tổn thương nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da, ngứa, sao mạch…
Bạn đang đọc: Cảnh báo dấu hiệu xơ gan qua các giai đoạn ít người biết
Xơ gan là căn bệnh thầm lặng vì các dấu hiệu thường khác mờ nhạt, dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác và thường bị bỏ qua. Khi xuất hiện các dấu hiệu của xơ gan đặc hiệu, mô sẹo thay thế mô khỏe mạnh thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối có nguy cơ tử vong cao. Một số dấu hiệu bạn cần lưu ý như sau:
1. Dấu hiệu xơ gan giai đoạn đầu
Xơ gan giai đoạn đầu hay còn được gọi là xơ gan còn bù, là giai đoạn người bệnh vừa chuyển từ viêm gan mạn tính sang xơ gan. Do khả năng bù trừ tốt của cơ thể nên ở giai đoạn này, phần gan khỏe mạnh vẫn đảm đương được phần việc của gan tổn tương, bệnh nhân ít có biểu hiện của suy giảm chức năng gan. Dấu hiệu của xơ gan trong giai đoạn này cũng rất ít với một số biểu hiện như:
1.1 Dấu hiệu xơ gan: Thường xuyên gặp các vấn đề tiêu hóa
Xơ gan giai đoạn đầu giảm khả năng bài tiết mật của gan khiến lượng mật sản xuất không đủ để tiêu hóa chất béo. Cơ thể khó hấp thu dẫn đến các chứng ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, đi phân lỏng hoặc táo bón, đau bụng ở mạn sườn bên phải…
– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi: Người khỏe mạnh thường chỉ mệt mỏi khi thức khuya, lao động quá sức, ăn uống thiếu chất… Nếu bạn đã có thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, cân bằng công việc mà vẫn thấy cơ thể uể oải thì đâu có thể là dấu hiệu xơ gan giai đoạn đầu. Các tế bào gan chết dần nên khả năng giải độc của gan suy giảm, khiến cơ thể dễ khó chịu, mệt mỏi.
Xơ gan giai đoạn đầu thường ít xuất hiện triệu chứng
1.2 Dấu hiệu xơ gan: Hơi nóng sốt nhẹ vào buổi chiều
Người bị xơ gan dễ bị nóng sốt nhẹ với nhiệt độ thường không quá 38 độ C. Nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường vì khả năng thải trừ virus của gan bị giảm, khiến các tác nhân gây bệnh dễ tấn công cơ thể. Lúc này hệ thống miễn dịch phản ứng lại bằng cách giải phóng tín hiệu đến não, tăng nhiệt độ cơ thể hơn bình thường để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
1.3 Dấu hiệu hường bị nổi mẩn ngứa, mề đay
Mề đay thường nổi do cơ thể dị ứng với thức ăn, thời tiết, triệu chứng bệnh ngoài da hoặc bệnh lý tại gan như xơ gan. Gan có nhiệm vụ trung hòa độc tố, đào thải muối mật và khả năng này suy giảm khi bị xơ gan. Muối mật tích tụ trong cơ thể, lắng đọng ở da gây ngứa và mẩn. Nếu ứ tắc mật, mề đay sẽ lan tỏa khắp cơ thể, nặng hơn ở tay và chân, đặc biệt vào buổi sáng sớm.
1.4 Ban đỏ lòng bàn tay, bàn chân
Bệnh gan do bia rượu thường gây triệu chứng nổi đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Do mất cân bằng hormone androgen trong cơ thể, làm giãn mạch khu trú và nổi ban đỏ.
1.5 Hạ sườn có những cơn đau không thường xuyên
Đau khu vực hạ sườn với mức độ tăng dần theo thời gian do tổn thương gan. Đau hạ sườn thường kèm chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, khó tiêu và sụt cân nhanh chóng. Khi bệnh nặng, cơn đau tức sẽ càng trở nên dữ dội, khiến người bệnh kiệt sức.
1.5 Một số dấu hiệu xơ gan giai đoạn đầu khác
Xơ gan giai đoạn đầu có thể gặp các dấu hiệu về thể chất, đồng thời cũng có những thay đổi về trí tuệ. Người bệnh mắc các vấn đề về tập trung hay trí nhớ. Cần chú ý rằng người bệnh xơ gan có thể không biểu hiện hết toàn bộ triệu chứng trên. Một số triệu chứng có thể là dấu hiệu của bệnh khác.
– Nước tiểu có màu vàng đậm
– Gan lá lách to
– Ở lưng, ngực xuất hiện mao mạch hình sao
– Lông ở bộ phận sinh dục và ở nách thưa dần
– Móng tay khô trắng
– Nam giới suy giảm ham muốn tình dục, nữ giới có hiện tượng vô kinh
Giai đoạn đầu là xơ gan còn bù diễn ra lâu dài trong suốt nhiều năm liền nhưng sẽ tiến triển nặng hơn theo thời gian. Bệnh có thể phát triển nhanh chóng nếu gặp được điều kiện thuận lợi.
Tìm hiểu thêm: Tư vấn chế độ ăn uống cho người bị viêm gan B
Mao mạch hình sao xuất hiện là dấu hiệu bệnh xơ gan
2. Dấu hiệu xơ gan giai đoạn cuối
Giai đoạn xơ gan mất bù hay xơ gan giai đoạn cuối là khi gan đã bị suy nhược trầm trọng, gần như mất khả năng hoạt động. Các tế bào gan không còn khả năng thay thế cho những tế bào bị xơ hóa nữa.
Ở giai đoạn này, có đến 80-90% cấu trúc gan đã bị tổ chức xơ phá hoại, không còn khả năng phục hồi với những triệu chứng như:
– Sức khỏe giảm sút rõ rệt, rối loại tiêu hóa nặng, đại tiện phân đen
– Một hoặc cả hai chân bị phù, mềm, ấn vào bị lõm, để 1-2 phút sau mới biến mất
– Bụng to do cổ trướng ứ đọng dịch. Dịch quá nhiều chèn lên các động mạch, làm giãn và vỡ dây tĩnh mạch thực quản khiến bệnh nhân chảy máu ồ ạt.
– Xuất hiện hiện tượng da vàng, ban đầu có thể vàng nhẹ, sau càng ngày càng đậm lên. Bắt đầu từ tay và lan ra toàn thân.
– Người bệnh hôn mê, nửa tỉnh nửa mơ do gan không lọc được amoniac. Não bị nhiễm độc làm người bệnh lúc tỉnh lúc ngất.
– Chức năng nội tiết bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nam giới có các biểu hiện xơ gan như teo tinh hoàn, ngực to lên, giảm ham muốn. Nữ giới có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt thậm chí mất kinh.
– Rối loạn về tinh thần, rối loạn giấc ngủ, mất khả năng tập trung. Bệnh diễn tiến nặng khiến người bệnh bị kích động, vật vã, dần dần có thể dẫn tới hôn mê dẫn tới tử vọng.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp phương pháp giúp giảm men gan hiệu quả
Nên kiểm tra sức khỏe khi thấy các dấu hiệu bệnh xơ gan
3. Kiểm tra và tầm soát xơ gan
Xơ gan giai đoạn đầu nếu không phát hiện và khắc phục sớm sẽ diễn tiến sang giai đoạn mãn tính, tăng biến chứng ung thư gan. Ở giai đoạn đầu, bệnh rất khó phát hiện, đến khi nắng mới có dấu hiệu điển hình.
Những thông tin trên đây hi vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi dấu hiệu xơ gan. Những người nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ xơ gan nên chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên mỗi 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm và cải thiện kịp thời.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang triển khai nhiều gói khám sức khỏe, từ gói tổng quát đến chuyên sâu, bao gồm tầm soát chức năng gan. Quý khách có thể đặt lịch khám qua hotline hoặc website để được các chuyên gia của bệnh viện tư vấn kỹ hơn về gói khám phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.