Cảnh báo gia tăng bệnh tiểu đường ở trẻ em hiện nay

Việt Nam đang có số lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) khá cao, chiếm khoảng 13,7% dân số. Đây là căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ ba, với gần 5 triệu người Việt mắc bệnh mỗi năm. Điều đáng nói, tỷ lệ trẻ hóa bệnh tiểu đường  ngày càng tăng cao. Hiện nay có những trẻ em ở độ tuổi 13-14 tuổi đã có chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh tiểu đường ở trẻ em và xét nghiệm tiểu đường cho trẻ là rất cần thiết. Điều này giúp ba mẹ phát hiện sớm, có biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa phù hợp cho con.

Bạn đang đọc: Cảnh báo gia tăng bệnh tiểu đường ở trẻ em hiện nay

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em

Cảnh báo gia tăng bệnh tiểu đường ở trẻ em hiện nay

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em như thói quen ăn uống, di truyền,… (ảnh minh họa)

Một số nguyên nhân như: béo phì, yếu tố di truyền, chế độ ăn chưa khoa học ăn nhiều các thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, thức ăn nhiều chất oxy hóa, chất bảo quản, thói quen vừa ăn vừa xem tivi hay nghịch điện thoại khiến trẻ không kiểm soát được việc ăn uống,… là những nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng béo phì và tiểu đường ở trẻ.

Đặc biệt, tình trạng hàng quán ven đường gần các cổng trường học của trẻ em, với đủ các loại thực phẩm sử dụng sản phẩm đường hóa học, các loại chất béo không có lợi cho sức khỏe của trẻ vẫn được bày bán dưới nhiều loại sản phẩm như kẹo bông, kẹo ngọt, kem ốc quế, thịt xiên nướng, nước ngọt có phẩm màu,… Đây cũng tác nhân quan trọng có thể gây bệnh tiểu đường ở trẻ mà ba mẹ cần đặc biệt chú ý dặn dò trẻ khi đi học.

Các biểu hiện bệnh tiểu đường ở trẻ em, ba mẹ cần chú ý

Tìm hiểu thêm: Biến chứng bệnh tay chân miệng, cách phòng ngừa

Cảnh báo gia tăng bệnh tiểu đường ở trẻ em hiện nay

Bệnh tiểu đường ở trẻ em có rất nhiều các biểu hiện có thể nhận biết như da sần, sạm đen đặc biệt là vùng da gáy và ở nách, thèm ăn, gầy sút nhanh,… (ảnh minh họa)

Đối với những trẻ trong độ tuổi 14-15 tuổi đang thừa cân béo phì, kèm theo các biểu hiện như da sần, sạm đen đặc biệt là vùng da gáy và ở nách. Đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ đề kháng insulin dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi này ba mẹ nên đưa con đi thăm khám với bác sĩ để được làm xét nghiệm máu và một vài xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán sớm và có biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa kịp thời.

Bên cạnh đó, trẻ mắc bệnh tiểu đường cũng thường có các biểu hiện như thèm ăn, thích ăn các đồ ngọt, trẻ lười vận động, xét nghiệm máu cho thấy lượng đường huyết của trẻ cao hơn mức bình thường, mắt nhìn mờ, thường xuyên mệt mỏi, sút cân mặc dù bé vẫn thèm ăn và ăn rất nhiều,… Khi đó ba mẹ nên cho trẻ gặp bác sĩ để được chẩn đoán và phát hiện đúng nguyên nhân xem bé có bị mắc tiểu đường hay không và có biện pháp xử trí hiệu quả.

Những khó khăn trong điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em

Cảnh báo gia tăng bệnh tiểu đường ở trẻ em hiện nay

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết?

Điều trị các biến chứng bệnh tiểu đường ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy việc nhân biết sớm các dấu hiệu cũng như việc chủ động đi thăm khám cho trẻ là việc làm rất cần thiết mà ba mẹ nên đặc biệt quan tâm. (ảnh minh họa)

Điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em (đái tháo đường ở trẻ em) hiện này còn gặp khó khăn vì đa số các thuốc điều trị đái tháo đường dùng cho người lớn. Vì vậy việc điều trị cần được theo dõi bởi bác sĩ có kinh nghiệm và hiểu về tâm sinh lý của trẻ.

Đối với những người bị bệnh tiểu đường type 2 ngoài việc điều trị bằng thuốc còn phải duy trì một chế độ ăn uống và kiêng khem nghiêm ngặt. Tuy nhiên đối với trẻ em đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Và việc tạo thói quen kiêng khem cho trẻ trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng không hề dễ.

Một số nghiên cứu về đái tháo đường ở lứa tuổi trẻ em cho thấy, mức độ tiến triển của bệnh ở với lứa tuổi trẻ em thường nhanh hơn so với người lớn. Nghĩa là thời gian dẫn đến có biến chứng sớm hơn và tỷ lệ có các biến chứng nhiều hơn so với người lớn và cũng khó khăn hơn trong điều trị.

Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em cũng gặp khó khăn do dễ bị hạ đường huyết, mà não của trẻ em cần được cung cấp đường huyết ổn định nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não của trẻ và nếu tình trạng này kéo dài có thể làm giảm sự phát triển não của trẻ.

Tuy nhiên, có đến 90% bệnh tiểu đường type 2 có thể ngăn ngừa được bằng việc thay đổi lối sống, kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống, tập luyện thể dục. Điều quan trọng nhất vẫn là phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra sẽ cao hơn rất nhiều.

Vì vậy nếu ba mẹ nghi ngờ trẻ có các biểu hiện của bệnh tiểu đường hãy đưa con đi thăm khám sớm với bác sĩ để được làm xét nghiệm và chẩn đoán chính xác, từ đó có phương pháp điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *