Theo thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung ương, trong 2 tuần đầu tháng 10 trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân đến khám do viêm da tiếp xúc “hung thủ” là kiến ba khoang gây ra.
Bạn đang đọc: [CẢNH BÁO] Hơn 100 bệnh nhân đến khám mỗi ngày vì viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt
Kiến ba khoang là con gì?
Kiến ba khoang thực chất KHÔNG phải là kiến. Chúng là một loại bọ nhưng có hình dạng giống như con kiến.
Loại này thường phát triển vào mùa mưa, môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để loại côn trùng này sinh sôi và phát triển mạnh. Chúng thường tập trung sinh sống nhiều ở nơi có đồng ruộng và những nơi khác chúng vẫn xuất hiện.
Mùa mưa đến chúng thường di chuyển đến các chỗ khô, do đó mùa này kiến sẽ bò vào nhà nhiều hơn và “cắn người”.
Độc tố của kiến ba khoang gấp 15 lần rắn hổ
Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa một chất độc gọi là Pederin. Chất dịch này có độc tính gấp từ 12 đến 15 lần so với rắn hổ mang. Tuy nhiên, do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không thể gây chết người như nọc rắn. Pederin tồn tại trong máu kiến và có thể giữ được độc tính kể cả khi con kiến đã chết tận 8 năm.
Biểu hiện viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt
Trẻ em là đối tượng dễ bị kiến ba khoang đốt vì bản tính trẻ hay tò mò, thích chạy nhảy, nô đùa, khám phá. Những ngày gần đây các bậc phụ huynh cho con đến khám với triệu chứng gần giống như tay chân miệng, giời leo (zona thần kinh) cứ tưởng rằng bé bị tay chân miệng (TCM) hay zona thần kinh (giời leo) nhưng thực chất “hung thủ” lại là KIẾN BA KHOANG.
Tìm hiểu thêm: Da đổi màu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt được biểu hiện cụ thể như sau:
- Bỏng rát thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, do vô tình tiếp xúc với kiến ba khoang vào ban đêm.
- Da bé bị phỏng rộp thành đường do kiến ba khoang bị nghiền nát và tri trét trên da. Đa số là do vô tình nghiền nát kiến ba khoang (không hề hay biết đã tiếp xúc với kiến trước đó)
- Các dấu hiệu ngoài da tương tự như giời leo (zona thần kinh), tay chân miệng nên khiến nhiều bậc phụ huynh dễ bị nhầm lẫn.
Đa phần bệnh nhân đến khám sau 3-4 ngày xuất hiện các vệt đỏ đầu tiên sau khi tiếp xúc với độc tố của kiến. Thậm chí, có những gia đình có 2-3 người cùng bị kiến ba khoang đốt gây tổn thương nặng.
Xử trí viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt bằng cách nào?
>>>>>Xem thêm: Bệnh á sừng có chữa khỏi được không?
- Khi bị kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể, không nên dùng tay đập chết kiến để tránh độc tố tiết ra. Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà mạnh vùng da bị tổn thương.
- Hãy rửa sạch vùng da tiếp xúc với kiến dưới vòi nước sạch, bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng. Nếu thấy dị ứng, kích ứng da thì nên đến cơ sở y tế khám, không tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.
- Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu được xử trí đúng cách.
=> Vì vậy nếu thấy trẻ hoặc người thân có biểu hiện trên cần đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và xử trí đúng cách, tránh đắp thuốc lá, bôi bất kỳ loại thuốc nào trên da nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, tránh vết thương lan rộng, dẫn tới nhiễm trùng khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.
BIỆN PHÁP Phòng tránh kiến ba khoang
- Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng mát.
- Buổi tối nên tắt các bóng điện có ánh sáng xanh, tím (bóng điện huỳnh quang, bóng tuýp…), thay vào đó, dùng bóng điện có ánh sáng đỏ, vàng (đèn dây tóc).
- Trước khi đi ngủ, nên kiểm tra kỹ giường, gối, chăn, chiếu.
- Trước khi mặc quần áo, cần giũ sạch xem có kiến ba khoang hay không.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.