Men gan tăng cao tưởng chừng không nguy hại mà thực tế lại khiến cho tình trạng gan ngày càng diễn biến nặng và hư hỏng nhanh hơn. Do đó, nắm bắt đầy đủ những nguyên nhân tăng men gan sẽ giúp bạn phòng tránh căn bệnh này một cách tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về căn bệnh này nhé.
Bạn đang đọc: Cảnh báo nguyên nhân tăng men gan bạn cần chú ý
1. Tăng men gan là gì?
Tăng men gan là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay, bệnh có thể diễn biến nguy hiểm nếu như không được điều trị sớm. Khi các enzym xúc tác có trong gan được giải phóng, chúng hoàn tan vào máu và khiến cho nồng độ men gan tăng lên. Khi tăng men gan lên quá cao sẽ làm phá hủy tế bào gan, suy giảm chức năng gan.
Men gan tăng làm suy giảm chức năng thải độc gan
Có 4 loại men gan chính là ALT, AST, GGT và ALP. Theo đó nếu chức năng và hoạt động tế bào gan bình thường thì các chỉ số sẽ duy trì ở mức sau đây:
Men gan | Chỉ số bình thường (Đơn vị IU/L) |
ALT | |
AST | |
GGT | 7 – 32 |
ALP | 30 – 110 |
Khi các chỉ số vượt ngưỡng cho phép sẽ làm tăng men gan, gây nên các bệnh về gan và làm suy giảm sức khỏe.
2. Nguyên nhân gây tăng men gan
Bệnh tăng men gan xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu đến từ cách sinh hoạt, ăn uống không khoa học của người bệnh. Sau đây là 5 dấu hiệu chính gây nên tình trạng bệnh lý này.
2.1 Dùng thực phẩm nhiều chất béo, không đảm bảo vệ sinh
Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề gây nhức nhối nhất trong xã hội. Việc ăn phải các loại thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe.
Không những vậy, thói quen dùng các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng men gan cao. Khi lượng dầu mỡ hấp thụ quá nhiều, gan không thể thải độc hết sẽ tích tụ và hình thành các khối mỡ. Lâu dần khiến cho gan tích mỡ và tăng nồng độ men gan.
Để hạn chế điều này, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe gan thận, đường tiêu hóa, bạn cần ăn nhiều các loại rau củ quả, trái cây… Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh, hạn chế dùng đồ chiên rán, dầu mỡ,…
Tìm hiểu thêm: Nguy cơ làm men gan tăng cao và những mối lo không ngờ tới
Nguyên nhân tăng men gan do sử dụng thực phẩm, đồ uống không an toàn
2.2 Nguyên nhân tăng men gan: Uống nhiều bia rượu
Bia rượu là thủ phạm gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với con người. Đặc biệt, người dùng nhiều bia rượu sẽ có nguy cơ tăng men gan cao hơn so với người bình thường.
Trong bia rượu có chứa cồn và các hoạt chất kích thích, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ bắt buộc gan phải làm việc nhiều hơn, thải độc nhiều hơn. Tuy nhiên, khi hoạt động các tế bào gan diễn ra nhanh hơn thì một khối lượng lớn tế bào chết đi, giải phóng ra nhiều men gan vào máu.
Do đó, người bị bệnh tăng men gan cần tuyệt đối tránh xa bia rượu và các chất kích thích. Đây cũng là cách tốt nhất để hạn chế các biến chứng lâu dài như gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan,…
2.3 Nguyên nhân tăng men gan do các bệnh truyền nhiễm
Tình trạng men gan tăng cao cũng có thể xuất phát từ ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm, ví dụ như bệnh sốt rét. Khi cơ thể nhiễm bệnh, các tế bào gan cũng bị tổn thương, giải phóng các enzym có trong gan. Từ đó khiến cho lượng men gan trong máu sẽ cao hơn so với mức bình thường.
Do đó, bạn cần chăm sóc và bảo vệ bản thân thật tốt, tiêm vắc xin phòng bệnh để hạn chế những tổn thương về sức khỏe. Đồng thời bảo vệ và duy trì hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể diễn ra thật tốt.
2.4 Tăng men gan do sử dụng thuốc
Trong thành phần của các loại thuốc cũng có các tác nhân dễ khiến cho men gan tăng cao. Do đó, khi sử dụng các loại thuốc như thuốc tim mạch, kháng sinh, giảm đau, giảm mỡ máu, chống trầm cảm… bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Việc sử dụng đúng thuốc, đúng bệnh và đúng liều lượng không những đem lại tác dụng như mong muốn mà còn tránh những ảnh hưởng xấu. Đặc biệt là giảm áp lực thải độc cho gan, giúp gan khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
2.5 Ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác
Một số ít nguyên nhân gây tăng men gan đến từ các bệnh lý khác như bệnh về đường mật (sỏi mật, viêm túi mật, teo đường mật, áp-xe gan…) hoặc các bệnh tự miễn. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám tổng quát và gặp bác sĩ điều trị để cho chẩn đoán chính xác nhất.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng men gan
Tăng men gan là căn bệnh diễn biến âm thầm bên trong cơ thể và rất khó phát hiện trong thời gian đầu. Nhưng chúng ta vẫn có thể sớm nhận ra nếu tiến hành xét nghiệm chỉ số AST và ALT. Nếu kết quả 2 chỉ số này tăng thì chứng tỏ bạn đã mắc chứng tăng men gan.
Ngoài ra, dấu hiệu tăng men gan còn nằm ở các biểu hiện sau đây:
3.1 Cơ thể mẩn ngứa:
Tăng men gan khiến cho các độc tố bị tích tụ bên trong cơ thể, xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da và ngứa ngáy cục bộ
3.2 Cơ thể phù nề:
Tăng men gan làm suy giảm chức năng gan, chức năng thải độc bị hạn chế. Từ đó cơ thể có hiện tượng phù nề, phù thũng bàn tay, bàn chân…
3.3 Vàng da:
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi tăng men gan đó chính là vàng da. Thay vì một làn da trắng hồng đầy sức sống, da người bệnh có dấu hiệu vàng úa, nhợt nhạt, thiếu sức sống
3.4 Phân có màu vàng nhạt:
Không chỉ da vàng mà khi gan suy yếu, tắc mật làm cho phân có màu vàng nhạt và không xuống được ruột, khó khăn khi đi đại tiện
3.5 Đau vùng sườn phải:
Gan nằm ở vị trí sườn phải nên khi bị bệnh, bạn luôn có cảm giác vị trí này đau âm ỉ vô cùng khó chịu. Vì vậy cần đi khám để phát hiện và điều trị sớm
Để kịp thời phát hiện nguyên nhân khiển tăng men gan, cũng như tìm cách khắc phục nhanh nhất, bạn có thể đến thăm khám tại bệnh viện,…. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, xét nghiệm để biết chính xác tình trạng bệnh lý, các chỉ số của gan và đưa ra cách khắc phục theo từng mức độ.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng và cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 4
Người bị men gan tăng thường có dấu hiệu đau vùng hạ sườn phải
Khách hàng có thể yên tâm điều trị các bệnh lý về gan tại đây bởi bệnh viện có một đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn vững vàng. Hơn nữa, tại đây được trang bị rất nhiều máy móc, thiết bị hiện đại giúp quá trình điều trị bệnh gan chính xác, nhanh chóng hồi phục và trở về trạng thái bình thường.
Với 5 nguyên nhân tăng men gan mà chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Đồng thời rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm để chăm sóc và bảo vệ lá gan mình tốt hơn mỗi ngày.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.