Cảnh báo những biến chứng đột quỵ gây ra

Đột quỵ não xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não đột ngột ngưng trệ hay khi có một mạch máu bị vỡ làm máu tràn vào những khoảng trống xung quanh tế bào não. Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm vì bệnh đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh. Bên cạnh đó biến chứng đột quỵ gây ra cũng rất nặng nề, khiến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Bạn đang đọc: Cảnh báo những biến chứng đột quỵ gây ra

1. Đột quỵ có gây chết người không?

Cứ 40 giây trôi qua lại có 1 ca đột quỵ xảy ra và cứ 4 phút có một người chết vì căn bệnh này. Đột quỵ phổ biến ở độ tuổi 45 trở lên, trong đó có ⅔ trường hợp đột quỵ xảy ra ở người trên 65 tuổi và nam giới có xu hướng mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Đột quỵ là bệnh lý có thể gây tử vong nhanh nếu không được cấp cứu sớm, phù hợp. Bệnh trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu, đứng thứ 3 chỉ sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch.

2. Lưu ý các triệu chứng cảnh báo của đột quỵ

Điều cần lưu ý là bệnh đột quỵ không có nhiều triệu chứng cụ thể mà thường diễn biến âm thầm. Vì vậy, nhiều người thường chủ quan và bỏ lỡ dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Một số dấu hiệu đặc trưng của đột quỵ mà mỗi người cần lưu ý bao gồm:

– Người bệnh bị tê yếu tay chân, đặc biệt thường xảy ra ở một bên cơ thể.

– Người bệnh có sự thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt.

– Xuất hiện cảm giác khó nuốt, mắc nghẹn khi ăn uống.

– Người bệnh nhức đầu, đau đầu không rõ nguyên nhân; mức độ đau ngày càng nghiêm trọng.

– Cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, đi lại khó khăn.

– Rối loạn trí nhớ.

Các triệu chứng cảnh báo đột quỵ thường không kéo dài vì vậy ngay khi cơ thể xuất hiện các bất thường trên thì người bệnh không nên chủ quan, hãy báo với người thân để được cấp cứu kịp thời.

Cảnh báo những biến chứng đột quỵ gây ra

Đột nhiên đau đầu dữ dội là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần lưu ý

3. Nhận biết đột quỵ thông qua nguyên tắc FAST

Chuyên gia y tế, bác sĩ gợi ý cách nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ bằng quy tắc FAST như sau:

– F – Face: nhận biết nguy cơ đột quỵ bằng sự thay đổi bất thường trên gương mặt. Mặt của người bệnh bị mất cân đối, méo miệng, khi cười sẽ nhận thấy rõ sự mất cân đối của gương mặt.

– A – Arm: bệnh nhân sẽ được yêu cầu giơ 2 tay lên cao, nếu một tay yếu hơn hoặc rơi xuống thì khả năng đột quỵ cao.

– S – Speech: dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thể hiện qua sự bất thường trong lời nói. Nếu người bệnh nói không rõ, tròn chữ, không lưu loát, không thể nói hết câu thì đây chính là triệu chứng bất thường cảnh báo đột quỵ não.

– T – Time: những người có cả 3 dấu hiệu trên cần đặc biệt lưu ý. Ngay khi đó, hãy nhanh chóng báo cho người thân để được đưa đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

4. Biến chứng đột quỵ gây ra bạn đã biết

Theo chuyên gia tại Thu Cúc TCI, biến chứng thường gặp nhất là liệt nửa người hoặc nghiêm trọng nhất là tử vong. Bên cạnh đó, bệnh đột quỵ có thể dẫn đến các biến chứng như sau:

4.1. Biến chứng đột quỵ gây ra là phù não

Tình trạng não sưng phù bên trong hộp sọ tác động ít nhiều đến dòng chảy của oxy và máu lên não. Biến chứng nghiêm trọng này có thể gây tụt não, đe dọa đến tính mạng nhanh chóng nên cần được điều trị ngay,

4.2. Viêm phổi

Do người bệnh nằm một chỗ quá lâu kèm theo đột quỵ dễ nuốt sặc nên người bệnh dễ bị viêm phổi, biểu hiện như sau:

– Khó thở

– Ho có đờm

– Sốt

– Ớn lạnh

4.3. Biến chứng đột quỵ là nhiễm trùng đường tiết niệu

Người bệnh sau khi đột quỵ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu với một số triệu chứng như:

– Nước tiểu sẫm màu

– Tiểu ra máu

– Cảm giác đau rát khi đi tiểu

– Đau vùng bụng dưới

– Chuột rút ở bụng dưới

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu phục hồi chức năng sau đột quỵ não

Cảnh báo những biến chứng đột quỵ gây ra

Đột quỵ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, làm sa sút sức khỏe thể chất và tinh thần

4.4. Động kinh

Đột quỵ có thể khiến các tế bào não tổn thương, dẫn đến tình trạng động kinh và co giật. Co giật dễ làm thiếu oxy não và làm não tổn thương nghiêm trọng hơn.

4.5. Co cứng chi

Triệu chứng co cứng chi cũng thường xảy ra ở người bệnh đột quỵ. Các cơ tay, chân bị rút ngắn, co cứng người bệnh đau đớn từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận động. Do đó, việc tập luyện và phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò quan trọng.

4.6. Huyết khối tĩnh mạch sâu

Tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra trước khi đột quỵ xảy ra và là nguyên nhân gây đột quỵ. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có thể xảy ra do người bệnh nằm lâu một chỗ. Tình trạng này có thể gây ra nhiều di chứng nguy hiểm. Cụ thể, cục máu đông di chuyển đến phổi, tim, não gây tắc nghẽn làm cho người bệnh bị nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não tái phát sớm.

4.7. Nhồi máu cơ tim

Người bị đột quỵ do xơ vữa động mạch não cũng tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

4.8. Trầm cảm

Ngoài sức khỏe thể chất, bệnh đột quỵ cũng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tinh thần. Do người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân, không thể làm việc nên họ cảm thấy buồn bã, lo lắng, mặc cảm, tự ti, luôn nghĩ mình là gánh nặng của gia đình. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, nhiều người rơi vào trạng thái u uất, trầm cảm và tìm đến cái chết để giải thoát.

Người bị đột quỵ còn có thể gặp một số biến chứng khác như buồn nôn, nôn, mất thị lực, mất trí nhớ, các vấn đề về ruột, các vấn đề về ngôn ngữ, …

5. Phát hiện sớm và kiểm soát nguy cơ đột quỵ

Như đã đề cập ở trên, đột quỵ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nên mỗi chúng ta cần thực hiện tầm soát từ sớm. Đặc biệt với những người đang mắc bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,… cần tuân thủ sử dụng thuốc dự phòng đột quỵ theo chỉ định của bác sĩ.

Cảnh báo những biến chứng đột quỵ gây ra

>>>>>Xem thêm: Bị bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

Tầm soát đột quỵ cần được thực hiện sớm, đều đặn để bảo vệ sức khỏe con người

Lưu ý rằng, ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ do đó việc chủ động tầm soát đột quỵ sớm là việc mà mỗi chúng ta ai cũng nên thực hiện. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh đột quỵ não hoặc có nhu cầu thăm khám, người bệnh vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *