Cảnh báo tác hại của bệnh lao phổi

Lao phổi được xem là bệnh truyền nhiễm vì có thể lây qua đường không khí. Vi khuẩn lao di chuyển, lây lan từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể. Tác hại của bệnh lao phổi vô cùng nghiêm trọng, vì vậy mỗi người cần có kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

Bạn đang đọc: Cảnh báo tác hại của bệnh lao phổi

1. Tìm hiểu bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi (tên tiếng Anh là Pulmonary Tuberculosis), là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn M-Tuberculosis tấn công vào phổi.

Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại từ 3-4 tháng. Trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn lao có thể được bảo quan trong nhiều năm liền. Nếu dưới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn này sẽ chết trong vòng 1,5 giờ và sống được khoảng 5 phút khi bị chiếu tia cực tím.

Tất cả các bộ phận của cơ thể đều có thể mắc bệnh lao bao gồm:

– Lao màng phổi

– Lao hạch bạch huyết

– Lao màng não

– Lao xương khớp

– Lao màng bụng

– Lao hệ sinh dịch – tiết niệu

– Lao ruột

Trong đó lao phổi chiếm 80-85% và là nguồn lây chính trong cộng đồng.

Cảnh báo tác hại của bệnh lao phổi

Lao phổi là bệnh hô hấp nguy hiểm do có thể lây lan từ người sang người trong phạm vi tiếp xúc gần

2. Cảnh báo một số triệu chứng lao phổi thường gặp

Tùy thuộc vào sức khỏe và đề kháng của từng người mà bệnh lao phổi có thời gian ủ bệnh khác nhau. Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh không có hoặc ít biểu hiện triệu chứng bệnh. Vì vậy, rất ít người phát hiện đã mắc bệnh ở giai đoạn này.

Ở nền bệnh lao tiến triển, tùy vào mức độ gây bệnh ở từng cơ quan mà mỗi người sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Với bệnh lao phổi, các dấu hiệu thường biểu hiện qua đường hô hấp, cụ thể như sau:

– Ho khan, ho ít, nhiều khi người bệnh không để ý mình ho từ lúc nào. Nếu người bệnh có ho khan, sốt nhẹ (sốt về chiều) kéo dài trên 3 tuần, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang phổi và làm các xét nghiệm kiểm tra lao phổi.

– Ho có đờm, đờm thường có màu trắng.

– Ho ra máu (đờm lẫn máu).

– Một số triệu chứng đi kèm như khó thở, tức ngực, … Khi khám phổi bác sĩ sẽ thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương.

Tìm hiểu thêm: Chi phí mổ nội soi sỏi niệu quản bao nhiêu?

Cảnh báo tác hại của bệnh lao phổi

Ngay khi có các triệu chứng cảnh báo, người bệnh cần thăm khám tại chuyên khoa Hô hấp để được thăm khám và điều trị sớm

3. Nguyên nhân

Bệnh lao phổi là bệnh lây lan qua không khí, mầm bệnh không tồn tại trong tự nhiên cũng như không có vật trung gian truyền bệnh. Nguồn lây bệnh chủ yếu là người, động vật mắc vi khuẩn lao. Bệnh thường lây truyền khi người hoặc động vật nhiễm bệnh ho, hắt hơi tạo ra những hạt nước bọt nhỏ chứa nhiều vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí. Người khác có thể hít phải những hạt này vào phổi và mắc bệnh.

Trung bình 1 người bệnh lao phổi sẽ lây cho 10-15 người khác khi ho khạc ra vi khuẩn. Đặc biệt trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, văn phòng làm việc, lớp học, …

Điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh là trong môi trường ô nhiễm khói bụi, ẩm ướt.

Người bình thường có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh hoặc các chất thải chứa vi khuẩn lao. Bên cạnh đó, khi sử dụng thực phẩm chứa vi khuẩn, ăn vật nuôi bị nhiễm lao cũng đều có thể nhiễm bệnh.

4. Tác hại của bệnh lao phổi vô cùng nghiêm trọng

Người bệnh lao phổi nếu không hợp tác điều trị, không tuân thủ phác đồ hoặc dùng thuốc không đúng phác đồ có thể khiến sức khỏe suy giảm. Đồng thời có thể đối mặt với nhiều tác hại của bệnh lao phổi như sau:

4.1. Tràn dịch, tràn khí màng phổi là tác hại của bệnh lao phổi

Bình thường, khoang màng phổi không có khí cũng không có dịch. Khoang này chỉ có một ít dịch nhờn để bôi trơn. Tác dụng của nó là làm phổi nở ra trong hô hấp, hít vào và thở ra dễ dàng hơn.

Tràn dịch màng phổi là tình trạng màng phổi bị ứ dịch đầy trong khoang màng phổi. Tràn khí lại là hiện tượng khí xâm nhập đầy trong khoang màng phổi. Khí và dịch từ phổi đi ra và vào trong khoang này.

Khi bị lao phổi, vi khuẩn lao làm thông thương phổi và khoang này, tạo điều kiện cho dịch và khí tràn ra ồ ạt. Sự nguy hiểm là khí và dịch tràn ra quá nhiều làm phổi bị chèn ép, chỉ còn một thể tích rất nhỏ. Thể tích ít ỏi này không thể cung cấp đủ khí. Người bệnh bị ngạt thở và có thể dẫn đến tử vong. Có thể thấy, đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh lao phổi. Vì vậy, khi tràn dịch và khí xảy ra cần xử trí ngay để khai thông dòng thở cho người bệnh.

4.2. Xơ phổi

Biến chứng nghiêm trọng nhất của lao phổi là tình trạng xơ hóa phổi. Vi khuẩn lao phá hủy phổi liên tục. Chúng có thể làm hỏng một thùy nhỏ của phổi nhưng cũng có thể phá hủy toàn bộ một bên phổi. Các vết phá hủy này có đặc điểm lan tràn và kéo dài mãi mãi. Khi đã bị phá hủy đến mức nặng nề nhất, phổi chỉ còn lại một lá xơ. Lá xơ này thủng lỗ chỗ và mất đi chức năng trao đổi khí. Người bệnh sẽ bị suy hô hấp và lâu dần dẫn đến tử vong.

4.3. Tác hại của bệnh lao phổi là ho ra máu

Ho ra máu là tình trạng người bệnh ho đồng thời khạc ra máu. Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo vi khuẩn lao đã thâm nhiễm vào phổi, phổi bắt đầu bị phá hủy. Sự phá hủy này diễn ra theo chiều hướng phá tan cấu trúc phổi, làm thủng mạch máu. Ban đầu chỉ xảy ra ở các mạch máu nhỏ ở phế nang sau đó đến các mạch máu lớn.

5. Chuyên gia gợi ý các biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi

Hiện nay, biện pháp hàng đầu để ngăn ngừa bệnh lý này là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin lao khi vào cơ thể sẽ tạo miễn dịch chủ động chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

Bên cạnh tiêm vắc xin phòng lao, mỗi người cần thực hiện các biện pháp để chủ động bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn lao như:

– Hạn chế tiếp xúc, trò chuyện gần với người mắc bệnh lao.

– Thường xuyên mở cửa cho không khí thông thoáng.

– Vệ sinh môi trường sống, làm việc thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ.

– Đeo khẩu trang thường xuyên, rửa tay sát khuẩn đều đặn.

Cảnh báo tác hại của bệnh lao phổi

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân chậm kinh ở nữ giới và cách khắc phục

Đeo khẩu trang giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm nguy hiểm

Có thể thấy rằng, lao phổi là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với chúng ta. Mỗi người cần nâng cao nhận thức để có biện pháp phòng ngừa bệnh, chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *