Thiếu máu não ở tuổi dậy thì là một trong các vấn đề đáng lưu tâm xảy ra với các bé gái ở độ tuổi thiếu niên. Tình trạng này sẽ tác động bất lợi tới sức khỏe tâm sinh lý của trẻ. Cha mẹ và chính các bé cần hiểu được nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa, khắc phục tình trạng này để tránh các ảnh hưởng tiêu cực. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề thiếu máu não tuổi dậy thì.
Bạn đang đọc: Cảnh báo thiếu máu não ở tuổi dậy thì
1. Nguyên nhân gây thiếu máu não ở tuổi dậy thì
Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến thiếu máu não ở tuổi dậy thì bao gồm:
– Tình trạng thiếu sắt ở các trẻ em gái tuổi vị thành niên. Lúc này nhu cầu sắt của bé gái vào khoảng 2,4 ml/ngày và gấp đôi so với các bé trai.
– Sử dụng quá nhiều sữa bò khiến ngăn cản nguồn cung cấp sắt, do sữa bò sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ sắt hơn.
– Người bệnh ăn ít thực phẩm chứa nhiều sắt như rau xanh, thịt bò,…
– Trong quá trình dậy thì của cơ thể, sự phát triển quá nhanh khiến lượng sắt dự trữ không đủ để cung cấp cho cơ thể.
– Ăn kiêng và giảm cân không đúng cách dẫn tới cơ thể bị thiếu chất, dẫn tới suy nhược cơ thể.
– Thường xuyên ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh như: khoai tây chiên, pizza,…
Ngoài ra nguyên nhân rất nhiều bạn nhỏ gặp phải mà ít ai ngờ tới đó chính là do những bệnh lý về đường ruột. Có thể do bị nhiễm giun đũa, giun móc, giun tóc,…cũng khiến các bé bị thiếu máu. Vì vậy cha mẹ cần chú ý cho trẻ tẩy giun định kỳ để tránh những bệnh đường ruột cho giun. Không chỉ thế khi bị kinh nguyệt, các bé gái cũng có thể mất rất nhiều chất sắt, kèm theo chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối cũng ảnh hưởng tới trẻ rất nhiều.
2. Triệu chứng thiếu máu não tuổi dậy thì
Nếu tình trạng thiếu máu não trở nặng người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
– Thường xuyên đau đầu, choáng váng, mất thăng bằng,…đôi khi có thể bị ngất xỉu.
– Cơ thể yếu ớt, xanh xao, nước da nhợt nhạt,…
– Rối loạn vận động, chân tay tê cứng, rất khó vận động
– Ù tai, giảm thính lực
– Xuất hiện hội chứng tiền đình, hay thấy buồn nôn, nôn,…
– Rung giật nhãn cầu
Vì thế khi xuất hiện những triệu chứng bất thường hãy tới ngay cơ sở y tế gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán để được điều trị kịp thời trước khi tình trạng nghiêm trọng hơn.
3. Biến chứng nguy hiểm từ việc thiếu máu não
Hiện nay rất nhiều cha mẹ lơ là và chủ quan trước tình trạng thiếu máu não tuổi dậy thì của con em mình. Có lẽ bởi vì họ không biết rằng đây chính là nguy cơ phát triển thành bệnh thiếu máu não mạn tính. Nếu không điều trị sớm các triệu chứng sẽ dần nặng nề hơn, đặc biệt bệnh còn để lại một số biến chứng nguy hiểm như:
3.1. Thiếu máu não ở tuổi dậy thì gây rối loạn tính cách
Bệnh nhân thường xuyên bị kích động, dễ bị xúc động, cảm xúc thất thường và có những phản ứng thái quá dẫn đến nhiều hành động mất kiểm soát.
3.2. Thiếu máu não ở tuổi dậy thì khiến suy giảm tư duy, trí nhớ giảm sút
Những bệnh nhân bị thiếu máu não thông thường khi phải suy nghĩ hay làm những công việc đòi hỏi sự tư duy, tính toán thường lên cơn đau đầu và suy nghĩ không có hiệu quả, giảm sự tỉnh táo. Không chỉ thế trí nhớ của người bệnh cũng ngày càng hạn chế và không được nhanh nhẹn như người bình thường.
Tìm hiểu thêm: Bệnh động kinh có nguy hiểm không?
3.3. Thiếu máu não ở tuổi dậy thì tác nhân của một số bệnh lý
Thiếu máu não còn để lại những biến chứng đặc biệt nguy hiểm như: đột quỵ, xuất huyết não do sự hình thành của một số cục máu đông trong động mạch và tại các mô,…Điều này sẽ khiến người bệnh dần mất ý thức và chức năng não, làm giảm khả năng nhận thức, thậm chí bệnh nhân có thể sẽ tử vong nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời.
4. Điều trị thiếu máu não ở tuổi dậy thì
Điều trị thiếu máu não cần dựa trên nguyên tắc tăng cường tuần hoàn máu não, để máu có thể lưu thông và cung cấp đầy đủ oxy, dưỡng chất cho tế bào não. Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ điều trị thiếu máu não rất hiệu quả, gồm có:
4.1 Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh
Một lối sống lành mạnh đóng vai trò rất lớn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu não ở tuổi dậy thì. Cha mẹ nên tham khảo chế độ dinh dưỡng dưới đây để có thể bổ sung cho các bạn trẻ đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là sắt.
– Nên sử dụng thịt nạc, thịt cá và thịt các loại gia cầm
– Bổ sung chất xơ từ rau xanh: cải bó xôi, cải xoăn,…
– Nên sử dụng các loại ngũ cốc, các loại trái cây khô, các loại hạt,…
Trong đó những loại thịt động vật sẽ chứa sắt heme nhiều hơn giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn khi sử dụng các loại hạt, rau quả, tỷ lệ hấp thụ sắt sẽ kém hơn.
– Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung thêm vitamin C để tốt cho sự phát triển toàn diện của cơ thể, đặc biệt vitamin C sẽ làm cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, các bạn trẻ nên thường xuyên tập thể dục, tham gia các hoạt động thể lực đặc biệt là những bài tập có tính thư giãn cao như yoga, aerobic,…
>>>>>Xem thêm: Bị đau đầu mất ngủ là bệnh gì? Ai thường mắc phải?
Không chỉ thế, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ xây dựng thói quen giờ nào việc đấy, đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để bảo đảm sức khỏe và có một tinh thần minh mẫn nhất sau mỗi ngày học tập căng thẳng.
4.2. Điều trị nội khoa bằng việc bổ sung sắt
Đa phần cha mẹ hiện nay thường sẽ cho trẻ sử dụng các loại thuốc bổ sung sắt khi các bạn ấy trong chu kỳ kinh nguyệt để tránh việc hàm lượng sắt bị mất đi quá nhiều mà không được bù đắp kịp thời.
Sắt được hấp thụ tốt nhất khi được uống vào giữa mỗi bữa ăn. Vì thế trẻ dậy thì nên uống thuốc vào giữa bữa ăn sáng và trưa, hoặc giữa bữa trưa và bữa tối.
Đặc biệt, sắt sẽ được hấp thu tốt hơn, nhanh hơn nếu được uống cùng với các loại vitamin C, nên trẻ có thể sử dụng thuốc cùng các loại đồ uống giàu vitamin C như nước cam, nước chanh,…
Tuy nhiên, canxi và cafein lại là những chất gây ức chế khiến cơ thể khó hấp thụ được sắt. Vì vậy trẻ không nên uống sắt với sữa, trà, cà phê…
Một lưu ý dành cho cha mẹ và các bạn trẻ đang tuổi dậy thì đó là không được lạm dụng các thuốc sắt vì với liều cao sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Ngoài ra, dùng quá nhiều sắt sẽ gây nóng trong, dẫn tới táo bón, thậm chí nghiêm trọng hơn còn gây tổn thương hệ tiêu hóa.
Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ ở giai đoạn dậy thì cha mẹ cần chú ý tới sự thay đổi tâm lý và những thay đổi bất thường của trẻ để có thể điều chỉnh kịp thời giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Đặc biệt đừng để thiếu máu não tuổi dậy thì ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống thường ngày của trẻ. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ phần nào sẽ thấu hiểu con em mình hơn ở giai đoạn tuổi dậy thì.