Đột quỵ là một biến cố thần kinh nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đều trên thế giới và ở Việt Nam. Cùng tìm hiểu tình trạng đột quỵ hiện nay để hiểu rõ hơn về mức độ phổ biến và nguy hiểm của căn bệnh này, từ đó, nâng cao ý thức phòng tránh hiệu quả.
Bạn đang đọc: Cảnh báo tình trạng đột quỵ hiện nay
1. Thực trạng về tình trạng đột quỵ hiện nay
Đột quỵ là tình trạng lượng máu lên não bị thiếu hụt nghiêm trọng do nguồn cung cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc ngừng trệ hoàn toàn. Hoặc cũng có thể mạch máu não bị vỡ, khiến máu tràn vào nhu mô não, gây tăng áp nội sọ, khiến các tế bào não bị chèn ép và tổn thương. Khi đột quỵ xảy ra, mỗi phút có tới 2 triệu thế bào não chết đi, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và để lại nhiều tổn thương cho não, cũng như các cơ quan do não điều khiển.
Thực tế, đột quỵ ngày càng phổ biến cả trên thế giới và cả ở Việt Nam.
Tình trạng đột quỵ ở Việt Nam và trên thế giới có những điểm giống và khác nhau.
1.1 Tình trạng đột quỵ hiện nay trên thế giới
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng top 3 trong các bệnh lý gây tử vong trên thế giới. Tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân khoảng 50%. Trên thế giới, tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ. Tỷ lệ bệnh nhân bị nhồi máu não khoảng 80 – 85%, xuất huyết não khoảng 15 – 20%.
Theo thông tin từ Hội đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm thế giới có 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó 6,5 người tử vong. Đặc biệt đối tượng mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Có đến hơn 16% các đối tượng bị đột quỵ trong độ tuổi 15 – 49 tuổi. Khoảng 6% trường hợp tử vong do đột quỵ là người trẻ.
1.2 Tình trạng đột quỵ hiện nay ở Việt Nam
Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới, tỷ lệ ước tính vượt 218/100.000 dân. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200 000 ca đột quỵ, khoảng 20% trong số đó tử vong.
Việt Nam cũng nằm trong 40% quốc gia có nguyên nhân tử vong do đột quỵ vượt lên đứng đầu, cao hơn cả bệnh tim mạch.
Trái ngược với thế giới, ở Việt Nam tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ gấp 1,5 lần. Về phân loại đột quỵ, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não ở nước ta là 76%, chảy máu não là 24%. Đặc biệt, ở người trẻ (dưới 45 tuổi), tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chỉ chiếm hơn 50%, còn chảy máu não chiếm đến 46%.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị đột quỵ do tăng huyết áp lên tới 78%. Trong khi đó, tỷ lệ này trên thế giới chỉ khoảng gần 60%.
Tuy nhiên số ca đột quỵ được điều trị ở nước ta còn rất ít do số đơn vị điều trị đột quỵ còn thiếu trong khi người dân còn chủ quan với căn bệnh này.
Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa nhồi máu cơ tim ở người trẻ
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ đột quỵ cao nhất trên thế giới.
2. Các dấu hiệu đột quỵ
Các triệu chứng của đột quỵ não rất đa dạng và đột ngột, bao gồm:
– Tê hoặc yếu cơ mặt hoặc chân tay, thường xảy ra ở một bên cơ thể
– Thay đổi thị lực, nhìn mờ một bên hoặc cả hai mắt
– Chóng mặt
– Đi lại khó khăn, khó cử động, phối hợp tay chân
– Nói ngọng, khó nói, tê cứng lưỡi, nói khó hiểu
Theo các chuyên gia y tế, quy tắc F.A.S.T là công cụ quan trọng để nhận diện cơn đột quỵ. Quy tắc này gồm các yếu tố:
– F (Face): Dấu hiệu đầu tiên và thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ là biến đổi ở mặt. Theo đó, mặt bệnh nhân có thể tê liệt, miệng méo, nhân trung lệch đi so với bình thường. Dấu hiệu này biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng.
– A (Arm): Tình trạng yếu liệt tay chân ở một bên cũng rất phổ biến ở người bị đột quỵ. Khi được yêu cầu đưa hai tay lên cao, bệnh nhân có thể không nâng tay lên được, nếu được thì gặp rất nhiều khó khăn.
– S (Speech): Người bệnh có biểu hiện ngôn ngữ bất thường, nói khó, nói lắp, nói ngọng
– T (Time): Khi các triệu chứng trên xuất hiện một cách đột ngột, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.
3. Cần làm gì khi nghi ngờ có người bị đột quỵ?
Khi nhận thấy một người có các dấu hiệu đột quỵ, cần nhanh chóng gọi người trợ giúp và gọi ngay xe cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế.
Trong lúc chờ xe cấp cứu, có thể thực hiện các biện pháp sơ cứu giúp bệnh nhân tránh những nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng các biện pháp dân gian như cạo gió, châm cứu, chích máu 10 đầu ngón tay vì có thể gây nguy hiểm hơn.
Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là khoảng 3 – 4,5 giờ đầu. Theo đó, nếu được cấp cứu trong 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ và được điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối thì khả năng phục hồi là rất cao.
Ngược lại, nếu lỡ “thời gian vàng”, người bệnh có thể tử vong hoặc gặp phải những di chứng nặng nề ngay cả khi được cứu sống. Các di chứng gồm liệt, tàn phế, suy giảm nhận thức, rối loạn ngôn ngữ,…
>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán đột quỵ
Thực hiện lối sống lành mạnh và tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
4. Cách phòng tránh bệnh đột quỵ não xảy ra
Để phòng ngừa đột quỵ, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh: hạn chế chất béo, ăn nhiều rau xanh, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá. Bên cạnh đó, nên tập thể dục đều đặn để giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe nói chung. Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần mỗi tuần sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch – yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến đột quỵ.
Đặc biệt, cần phát hiện sớm và kiểm soát hiệu quả các yếu tố nguy cơ như bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…
Có thể thấy tình trạng đột quỵ hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam rất căng thẳng. Việc chủ động kiểm soát sức khỏe để phòng tránh bệnh là rất quan trọng. Nếu có nhu cầu thăm khám các bệnh lý, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.