Mất ngủ thể hiện qua các triệu chứng như ngủ không sâu, hay mộng mị, bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại, … Chất lượng giấc ngủ suy giảm làm suy nhược thần kinh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nghiêm trọng hơn, mất ngủ tăng nguy cơ đột quỵ gấp nhiều lần.
Bạn đang đọc: Cảnh báo tình trạng mất ngủ tăng nguy cơ đột quỵ
1. Cảnh giác với tình trạng mất ngủ kéo dài
Người bị mất ngủ thường khó đi vào giấc ngủ, nằm trằn trọc, dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại, thức dậy mệt mỏi và uể oải, nặng đầu, … Hậu quả là gây ra tình trạng suy nhược, căng thẳng, stress kéo dài. Có không ít người chủ quan với tình trạng mất ngủ, không tìm cách khắc phục nên khiến mất ngủ trở thành mạn tính, khó điều trị.
Lý do phổ biến gây ra tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu thường là do áp lực công việc, học tập, kinh tế, tình cảm, … Những vấn đề này khiến con người rơi vào lo âu, cáu gắt, suy nghĩ nhiều trước khi ngủ từ đó giảm khả năng tư duy, ghi nhớ và xử lý vấn đề.
Các nghiên cứu cho thấy, ngủ không đủ giấc làm giảm 60% khả năng giải quyết vấn đề và 40% khả năng tập trung dẫn đến việc hay quên, mất tập trung, giảm năng suất làm việc. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ, điển hình như:
1.1. Lo lắng, căng thẳng
Các vấn đề xuất hiện trong cuộc sống như công việc, học tập, tài chính, sức khỏe, tình cảm, … là một trong những nguyên nhân gây áp lực, căng thẳng và dẫn đến mất ngủ kéo dài.
Mất ngủ kéo theo nhiều hệ lụy với sức khỏe trong đó làm tăng nguy cơ đột quỵ não rất nhiều lần
1.2. Lạm dụng chất kích thích
Việc sử dụng quá nhiều chất kích thích như caffeine, nicotine, bia rượu, thuốc lá khiến hệ thần kinh trung ương hưng phấn quá mức, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
1.3. Môi trường sống
Ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, ánh sáng cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ và gây mất ngủ.
1.4. Vấn đề sức khỏe
Trầm cảm, rối loạn lo âu cũng như mắc các bệnh lý mạn tính với nhiều triệu chứng khó chịu cũng làm người bệnh tỉnh giấc, khó ngủ, mất ngủ.
1.5. Thuốc
Việc lạm dụng thuốc điều trị, sử dụng sai liều lượng cũng là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng giấc ngủ.
2. Chớ chủ quan: Mất ngủ tăng nguy cơ đột quỵ
2.1. Vì sao mất ngủ tăng nguy cơ đột quỵ?
Không dừng lại ở những phiền toái hàng ngày, mất ngủ còn gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe. Theo thông tin của các chuyên gia tại Đại học Y khoa Icahn công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ tăng 83% so với người ngủ đủ giấc (trung bình 7-8 giờ mỗi đêm).
Mất ngủ liên quan chặt chẽ đến tình trạng căng thẳng – điều này lại làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. Chúng tấn công hầu hết mọi vị trí trên cơ thể và tập trung chủ yếu ở nơi tiêu thụ nhiều oxy đặc biệt là mạch máu não. Từ đó, mảng xơ vữa và huyết khối dễ dàng hình thành, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não, gây ra rối loạn ở não bộ và trở thành nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ.
Khi mảng xơ vữa dày lên chít hẹp hoàn toàn lòng mạch hoặc bị bong ra kết hợp với một số yếu tố khác tạo nên các cục máu đông, làm bít tắc mạch máu. Từ đó, lưu lượng máu đi nuôi dưỡng não thiếu hụt, gây vỡ mạch máu khiến máu tràn ra vùng não xung quanh đó và tạo điều kiện cho đột quỵ xảy ra.
Bên cạnh đó, khi các gốc tự do tăng sinh quá mức, mất ngủ gây thoái hóa tế bào thần kinh, làm tình trạng béo phì, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch ngày càng nghiêm trọng. Đây cũng là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ não.
2.2. Cải thiện chất lượng giấc ngủ để ngăn tình trạng mất ngủ tăng nguy cơ đột quỵ
Để ngăn ngừa đột quỵ cũng như nâng cao sức khỏe, điều cần làm là cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu đang khó ngủ, ngủ không sâu, bạn có thể áp dụng một số quy tắc sau đây:
– Nên đi ngủ và thức dậy trong một khung giờ, duy trì 7-8 tiếng mỗi đêm là lý tưởng.
– Không nên ăn quá no, quá sát giờ ngủ.
– Tránh ăn các món cay, nóng, nhiều dầu mỡ vì gây ra triệu chứng đầy bụng, ợ nóng.
– Không nên xem TV, điện thoại, máy tính sát giờ ngủ (tốt nhất nên tắt trước 1-2 tiếng trước giờ đi ngủ).
– Không nên lạm dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, chất kích thích vào chiều tối muộn và trước giờ đi ngủ.
– Không nên quá lo lắng, suy nghĩ căng thẳng trước giờ ngủ.
– Nên vận động thư giãn, tập thể dục như đi bộ, đạp xe, bơi lội hàng ngày, tập với cường độ vừa sức.
– Giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, ánh sáng vừa mắt.
– Đọc sách, nghe nhạc nhẹ, ngồi thiền trước khi ngủ giúp đầu óc thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ.
– Nếu bị tỉnh giấc giữa đêm, bạn tuyệt đối không nên dùng điện thoại vì điều này khiến bạn càng áp lực, khó ngủ lại.
Tìm hiểu thêm: Điện tâm đồ gắng sức là gì và quy trình thực hiện
Cần cải thiện chất lượng giấc ngủ để ngăn ngừa đột quỵ cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác
3. Ngăn mất ngủ bằng việc phát hiện và điều trị sớm nguyên nhân
Để điều trị chứng mất ngủ hiệu quả, điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân chính xác gây mất ngủ. Nếu do bệnh lý tác động thì cần điều trị và kiểm soát bệnh lý, tránh để bệnh chồng bệnh kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Nếu đang bị mất ngủ kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị chứng mất ngủ để kịp thời ngăn chặn các ảnh hưởng xấu, nhất là chứng đột quỵ bất ngờ. Bên cạnh việc điều trị mất ngủ, người bệnh cũng nên khám sức khỏe định kì để bảo vệ sức khỏe bản thân.
>>>>>Xem thêm: Thiếu máu cơ tim nên ăn gì và lưu ý chế độ ăn uống
Nếu đang bị mất ngủ kéo dài, bạn nên thực hiện tầm soát đột quỵ sớm để ngăn ngừa bệnh xảy ra
Thăm khám tại TCI, bạn sẽ được khám lâm sàng với chuyên gia Nội khoa giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó là các chẩn đoán cận lâm sàng (xét nghiệm, chụp chiếu, thăm dò chức năng) với hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp tầm soát hiệu quả các bệnh lý về hệ thần kinh, tim mạch, tiểu đường,… Nhờ vậy, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe được đông đảo người dân tin chọn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.