Trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài là biểu hiện khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Đối với trường hợp này, các bố mẹ nên giữ bình tĩnh và xử trí hợp lý để bé không gặp nguy hiểm. Mời bố mẹ tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm gợi ý xử trí đúng cách, hiệu quả khi bé cảm lạnh có triệu chứng nôn và đi ngoài nhé.
Bạn đang đọc: Cảnh báo: trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài cần được xử trí ngay
1. Bệnh cảm lạnh ở trẻ có nguy hiểm không?
Trẻ bị cảm lạnh là bệnh dễ gặp, nhất là vào mùa lạnh, khoảng độ tháng 9 đến tháng 3 hay tháng 4 năm sau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh và các bé dưới 2 tuổi có thể bị cảm lạnh từ 8 – 10 lần mỗi năm; trẻ độ mẫu giáo có thể bị cảm lạnh khoảng 9 lần mỗi năm; trẻ độ thanh thiếu niên có thể bị cảm lạnh từ 2 – 4 lần mỗi năm.
Thông thường, khi mắc cảm lạnh, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng phổ biến gồm:
– Hắt hơi, sổ mũi;
– Cơ thể mệt mỏi dẫn đến chán ăn và kém chơi hơn bình thường;
– Trẻ nhỏ sẽ quấy khóc nhiều hơn và khó dỗ hơn;
– Bé bị ho nhiều;
– Một số bé cảm lạnh còn nôn trớ hay bị tiêu chảy.
Khi mắc cảm lạnh, các bé được chăm sóc đúng cách thường sẽ khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bố mẹ chủ quan, không chăm sóc tốt cho trẻ cảm lạnh, bệnh của bé sẽ lâu khỏi hơn, thậm chí có thể trở nặng và gây biến chứng nguy hiểm.
Trẻ bị cảm lạnh không nguy hiểm, nhưng biến chứng của bệnh thì nguy hiểm
Như vậy, cảm lạnh ở trẻ là một bệnh thông thường, không nguy hiểm. Thế nhưng, biến chứng của bệnh cảm lạnh có thể để lại hệ quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm, tới sức khỏe của bé. Trường hợp bé cảm lạnh bị nôn trớ kèm tiêu chảy cũng là tình trạng báo động, bố mẹ cần xử trí ngay và áp dụng đúng cách để bảo vệ cho sức khỏe của bé.
2. Vì sao trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài?
Trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Theo đó, bé bị cảm xuất hiện triệu chứng nôn trớ có thể do:
– Bé ho nhiều. Khi ho, các cơ vùng ngực và vùng bụng của bé cảm lạnh co thắt lại làm tăng áp lực trong ổ bụng, dạ dày bị ép vào. Chính điều này khiến bé có thể bị nôn.
– Bé nuốt nhiều nước mũi và đờm vào dạ dày. Đa số các bé dưới 2 tuổi còn chưa biết tự xì mũi hay khạc bỏ đờm nên thường có xu hướng nuốt hết dịch mũi họng vào trong. Dạ dày của trẻ vì thế có thể bị căng, đầy hơi dẫn tới biểu hiện nôn trớ.
– Bé khóc quá nhiều hay bị ép ăn quá nhiều khi đang mắc cảm lạnh cũng có thể dẫn tới việc bị nôn.
Còn triệu chứng tiêu chảy ở trẻ cảm lạnh có thể do virus Rhinovirus – một trong những tác nhân chính gây cảm lạnh ở trẻ.
3. Trẻ cảm lạnh nôn kèm đi ngoài cần được xử trí sớm và đúng cách
Cả triệu chứng nôn và đi ngoài đều khiến bé bị mất nước nhiều, nếu không được khắc phục sớm và xử trí đúng cách, bé dễ bị kiệt sức. Điều này rất nguy hiểm. Do đó, khi trẻ cảm cúm xuất hiện triệu chứng nôn kèm đi ngoài, các bố mẹ cần xử trí ngay và đúng cách.
3.1. Cho bé cảm lạnh đi khám bác sĩ sớm
Tìm hiểu thêm: Cách chăm trẻ bị cảm lạnh đúng cách phụ huynh nên biết
Bé bị cảm lạnh kèm triệu chứng nôn, đi ngoài cần được sớm đi khám bác sĩ
Trước tiên, bố mẹ nên cho bé đi khám để được bác sĩ kiểm tra, xác định tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Trường hợp bé đã đi khám bác sĩ, bố mẹ có thể gọi điện hỏi bác sĩ về tình trạng của con để xem có phải đi khám lại không. Bố mẹ cũng nên hỏi xem bé có cần dùng thêm thuốc điều trị tiêu chảy hay không.
3.2. Bù nước và điện giải cho bé
Ngoài tuân thủ uống thuốc điều trị triệu chứng, trẻ cảm lạnh kèm nôn trớ và tiêu chảy sẽ phải bù nước và các chất điện giải bị thiếu hụt. Với trẻ sơ sinh và các bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bình thường. Không chỉ bù nước và điện giải, sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại virus gây bệnh.
Với các bé lớn hơn, mẹ cần duy trì cho bé bú hay uống sữa công thức đủ lượng cần thiết mỗi ngày. Bé cũng nên được uống nhiều nước hơn bình thường.
Bên cạnh đó, trẻ cảm lạnh có thể bù nước và chất điện giải bằng Oresol. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả tốt và rất phổ biến. Tuy nhiên khi áp dụng cách này, bố mẹ nên hỏi qua ý kiến bác sĩ, đồng thời pha đúng theo hướng dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất.
3.3. Cho bé nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách
Trẻ bị cảm lạnh kèm nôn ói, tiêu chảy bị mất sức nhiều, vì thế bố mẹ nên cho con nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bố mẹ nên quan tâm con nhiều hơn, ở bên và trò chuyện với con để bé cảm thấy thoải mái. Bé không nên vận động quá sức, tránh ra ngoài trời nắng gay gắt để không bị mệt mỏi hơn.
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết: Việc nên và không nên
Trẻ bị cảm lạnh cần được nghỉ ngơi nhiều và chăm sóc đúng cách
Trong thời gian bị cảm lạnh, trẻ nên được uống nước ấm để không làm tình trạng ho, đau họng nặng thêm. Việc uống nhiều nước còn giúp làm loãng đờm, hạn chế nguy cơ tắc nghẽn đường thở và cải thiện cơn ho hiệu quả. Trẻ tuyệt đối không dùng nước uống có ga bởi có thể khiến tình trạng nôn ói của bé nặng hơn.
Bên cạnh đó, mẹ nên xây dựng cho bé chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Các bữa ăn của trẻ nên được chế biến dạng lỏng để bé cảm lạnh dễ nuốt và tiêu hóa hơn. Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn cho bé làm nhiều bữa, để bé không bị khó chịu, đầy bụng và hạn chế tình trạng nôn sau ăn.
Bố mẹ cũng nên lưu ý không cho bé ăn thức ăn chứa nhiều chất béo hay có gia vị cay nóng. Bởi điều này có thể khiến bé bị khó tiêu và buồn nôn sau ăn nhiều hơn.
Như vậy, trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài cần xử trí sớm để không bị kiệt sức và ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trường hợp đến ngày thứ sang ngày thứ 3 triệu chứng nôn, tiêu chảy của bé không giảm xuống, bố mẹ hãy cho bé đến ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm hỗ trợ điều trị kịp thời nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.