[Cảnh báo] Trẻ co giật toàn thân vì uống thuốc chữa

Trường hợp bé gái 4 tháng tuổi trú tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng co giật toàn thân sau khi uống thuốc chữa tiêu chảy không rõ thành phần, nguồn gốc đã phần nào cảnh báo các bậc phụ huynh TUYỆT ĐỐI không được cho trẻ sử dụng thuốc bừa bãi, không rõ nguồn gốc để chữa tiêu chảy.

Bạn đang đọc: [Cảnh báo] Trẻ co giật toàn thân vì uống thuốc chữa

[Cảnh báo] Trẻ co giật toàn thân vì uống thuốc chữa

thuốc chữa tiêu chảy không rõ thành phần, nguồn gốc

Bé gái 4 tháng tuổi trú tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng 7-8 lần/ngày, phân màu xanh lẫn dịch nhầy. Gia đình có đưa bé đi khám tại phòng khám tư và được kê đơn 2 túi thuốc bột màu vàng chữa nôn và đi ngoài, có hướng dẫn kèm theo. Theo lời kể của gia đình, trẻ uống thuốc 2 ngày đã không đi ngoài nhưng xuất hiện tình trạng li bì, ngủ nhiều hơn. Đến tối ngày 15/5/2020 bé xuất hiện tình trạng co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tay co quắp, chân duỗi cứng. Gia đình đưa con vào Trung tâm y tế địa phương. Sau khi xử trí cơn co giật kéo dài trong vòng 30 phút bằng Dipazepam, thụt hậu môn, bé đã được chuyển đến Khoa Cấp Cứu – Trung tâm Sản Nhi, BVĐK tỉnh Phú Thọ để điều trị.

Theo bác sĩ tại Khoa Cấp cứu – Trung tâm Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết: Khi nhập viện trẻ tự thở, da niêm mạc hồng lơ mơ, phản xạ chậm, nhịp thở chậm, tim nhịp chậm, đồng tử 2 bên co nhỏ, phản xạ ánh sáng dương tính, không có yếu liệt thần kinh khu trú. Từ kết quả thăm khám bác sĩ chẩn đoán tình trạng co giật của bệnh nhi là do ngộ độc thuốc và được điều trị theo phác đồ, chỉ định các xét nghiệm tìm tác nhân gây ngộ độc.

Tìm hiểu thêm: Cắt trĩ bằng phương pháp Longo có ưu điểm gì?

[Cảnh báo] Trẻ co giật toàn thân vì uống thuốc chữa

>>>>>Xem thêm: Thường xuyên ợ chua có nguy hiểm không?

thuốc chữa tiêu chảy không được tùy tiện sử dụng khi chưa biết rõ nguồn gốc

Sau 3 ngày điều trị và theo dõi, hiện nay bệnh nhi đã tỉnh, không còn tình trạng co giật, sức khỏe ổn định.

Các bác sĩ cho biết đã xác định tình trạng tiêu chảy của trẻ là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra chứ không phải bệnh lý tiêu chảy và cần điều trị theo phác đồ nhiễm khuẩn tiết niệu. Nếu trẻ được khám, chẩn đoán xác định và điều trị tại cơ sở y tế uy tín với đầy đủ trang thiết bị ngay từ ban đầu thì đã không gặp phải tình trạng đáng tiếc nêu trên.

Lời khuyên cho các bậc phụ huynh

Hiện nay, nắng nóng đã bắt đầu xuất hiện, tình trạng tiêu chảy ở trẻ em phổ biến hơn do thời tiết nóng nực dễ làm thức ăn bị ôi thiu, môi trường ô nhiễm dễ phát tán mầm bệnh, các loại nước uống giải khát không đảm bảo vệ sinh có thể khiến bé bị tiêu chảy. Vì vậy phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

– Khi con bị ốm hay có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ Nhi khoa và việc sử dụng thuốc cho con phải tuân theo chỉ định, hướng dẫn của Bác sĩ.

– Phụ huynh không tự ý mua thuốc cho con khi bị bệnh.

– Đặc biệt, không áp dụng đơn thuốc của bé khác với dấu hiệu tương tự cho con, không sử dụng các loại thuốc không rõ nhãn mác, thành phần, nguồn gốc xuất xứ, …

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện lớn ra làm việc như Viện E, Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung Ương,… là địa chỉ UY TÍN giúp mẹ an tâm khi cho con đi thăm khám tại đây.

Nếu cần tư vấn hay muốn đặt lịch thăm khám cho con tại Chuyên khoa Nhi Thu Cúc, phụ huynh chỉ cần liên hệ 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *