Lạm dụng rượu bia gây ra nhiều di chứng với sức khỏe trong đó uống rượu tăng nguy cơ đột quỵ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người uống trung bình hơn 2 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ tăng 34% so với người ít uống hoặc không uống rượu.
Bạn đang đọc: Cảnh báo uống rượu tăng nguy cơ đột quỵ
1. Tìm hiểu mối liên quan giữa rượu bia và đột quỵ
Đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến hơn ở nhóm người từ 55 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ có chiều hướng gia tăng, chiếm 10-15% tổng số ca đột quỵ.
Xét về giới tính, tỷ lệ nam giới trẻ tuổi cũng cao gấp 4 lần so với bệnh nhân nữ. Nguyên nhân của sự trẻ hóa độ tuổi xảy ra đột quỵ được đánh giá do lối sống thiếu lành mạnh đặc biệt do việc lạm dụng rượu bia cũng như chất kích thích.
Những người uống trung bình trên 2 ly rượu mỗi ngày tăng nguy cơ đột quỵ hơn 34%, số liệu này được công bố trên tạp chí Stroke.
Cũng theo báo cáo này, người thường xuyên sử dụng rượu với liều lượng cao sẽ dễ đối mặt với đột quỵ sau tuổi 50.
Các chuyên gia cũng giải thích rằng khi uống nhiều rượu sẽ khiến nhịp tim nhanh kèm triệu chứng đánh trống ngực, khó thở, ….dẫn đến nguy cơ đột quỵ tăng gấp 5 lần so với bình thường.
Uống rượu gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe trong đó tăng nguy cơ bị đột quỵ não
2. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao uống rượu tăng nguy cơ đột quỵ
2.1. Uống rượu tăng nguy cơ đột quỵ do khiến huyết áp tăng cao
Đột quỵ thường xảy ra đột ngột, không loại trừ một ai, thời điểm hay không gian nào. Bất cứ ai ở độ tuổi nào cũng có thể đối mặt với đột quỵ.. Tuy nhiên, với những người uống nhiều rượu bia thì nguy cơ đột quỵ tăng cao hơn rất nhiều lần. Lý do là vì rượu khiến huyết áp tăng cao, tình trạng này kéo dài dẫn đến chảy máu não, đột quỵ não.
Uống rượu tăng nguy cơ đột quỵ còn trở nên nghiêm trọng khi thời tiết chuyển lạnh. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, trời lạnh làm tăng tiết các Catecholamin trong máu dẫn đến:
– Co mạch ngoại biên
– Làm tăng lượng máu trở về tim
– Tăng huyết áp.
Khi uống thêm rượu, hành động này được ví như “thêm dầu vào lửa” vì khiến tăng kích thích hệ thống thần kinh giao cảm, cản trở mạch máu lưu thông và tăng huyết áp. Như vậy, với sự kết hợp giữa rượu và thời tiết lạnh sẽ khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao rất nhiều lần.
Các thống kê cho thấy, những trường hợp đột quỵ có liên quan đến rượu bia hầu hết là những ca nặng. Lượng máu chảy thường lớn, tập trung ở các vùng nguy hiểm ở não bộ nên cần cấp cứu nhanh và việc điều trị phức tạp hơn.
2.2. Rượu bia tăng nguy cơ đột quỵ do xơ vữa động mạch
Sử dụng rượu bia là nguyên nhân khiến mảng bám xuất hiện nhiều hơn. Trong đó, các mảng bám này khiến tiểu cầu không thể lưu thông, bị trì hoãn và hình thành huyết khối. Từ đây, mạch máu bị tắc nghẽn và tạo điều kiện cho đột quỵ xảy ra.
3. Thực hiện các biện pháp góp phần phòng ngừa đột quỵ
3.1. Hạn chế tiếp nạp rượu
Như đã đề cập ở trên, lạm dụng rượu bia tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, để tránh căn bệnh tử thần này, mỗi người nên tiết chế sử dụng rượu. Bộ Y tế khuyến cáo:
– Nam giới trưởng thành không nên uống quá 2 đơn vị rượu/ngày.
– Nữ giới trưởng thành không quá 1 đơn vị rượu/ngày.
Một đơn vị rượu có thể quy đổi tương đương như sau:
– 30ml rượu mạnh (1 chén nhỏ hay uống)
– 100ml rượu vang (tương đương khoảng ½ cốc uống nước)
– 330ml bia tươi (tương đương 1 lon bia)
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hệ tim mạch
Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên hạn chế tối đa việc nạp bia, rượu cũng như thuốc lá vào cơ thể
3.2. Ăn uống lành mạnh
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp duy trì cân nặng phù hợp, bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa nhiều bệnh lý. Để ngăn ngừa đột quỵ, bạn nên duy trì các thói quen ăn uống sau:
– Tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả, các loại củ, hạt.
– Tăng cường bổ sung chất béo tốt từ cá hồi, bơ, hạt chia, …
– Hạn chế muối, đường, chất béo không lành mạnh.
– Nên chia nhỏ các bữa ăn, chú ý lượng calories nạp vào hàng ngày
3.3. Vận động nhiều hơn
Tập thể dục đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể như:
– Giải tỏa căng thẳng, stress
– Cải thiện giấc ngủ
– Giảm lượng cholesterol xấu
– Tăng tuần hoàn máu
– Hạn chế thừa cân, béo phì
– Duy trì huyết áp ổn định
Tất cả các yếu tố trên sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ và nâng cao sức khỏe.
3.4. Chú ý đến huyết áp
Huyết áp cao có thể khiến động mạch tổn thương. Điều này do áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng lên trong thời gian dài và dẫn đến nhiều biến chứng như:
– Gây tổn thương tim
– Làm hỏng thành mạch
– Cục máu đông hình thành dễ dàng hình thành
Tất cả yếu tố trên đây đều tạo điều kiện cho đột quỵ xảy ra. Vì vậy, mỗi người nên chú ý đến huyết áp như:
– Kiểm tra chỉ số huyết áp đều đặn tại nhà
– Duy trì cân nặng hợp lý (dựa trên chỉ số BMI)
– Duy trì chế độ ăn ít béo, giảm muối
– Hạn chế rượu bia
– Thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, kê đơn thuốc phù hợp
3.5. Kiểm soát cholesterol
Những người có cholesterol cao dễ bị đột quỵ hơn, nguyên nhân vì lượng cholesterol dư thừa có thể đến động mạch, làm động mạch hẹp lại và tăng nguy cơ đột quỵ.
Sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ có thể làm giảm cholesterol đồng thời ngăn ngừa đột quỵ.
>>>>>Xem thêm: Cách phòng bệnh đột quỵ đơn giản, dễ thực hiện
Những người uống rượu thường xuyên nên kiểm tra sức khỏe định kì đều đặn
3.6. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Lượng đường cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Người mắc bệnh tiểu đường còn đối mặt với hàng loạt nguy cơ gây đột quỵ như:
– Xơ vữa động mạch
– Huyết áp cao
– Cholesterol cao
– Béo phì
Do đó, chuyên gia gợi ý người bệnh tiểu đường nên:
– Theo dõi đường máu thường xuyên (khoảng 3 lần/ngày)
– Thăm khám tại chuyên khoa Nội tiết định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh
– Sinh hoạt, ăn uống, dùng thuốc theo chỉ định
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.