Dị vật đường thở Tai Mũi Họng là cấp cứu điển hình hiện nay tại các chuyên khoa Tai Mũi Họng. Hiện tượng này cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí liên quan trực tiếp đến vấn đề mạng sống của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu hiện tượng này để cảnh giác đúng và xử trí phù hợp.
Bạn đang đọc: Cảnh giác dị vật đường thở Tai Mũi Họng
1. Tổng quan về dị vật đường thở
Dị vật đường thở là hiện tượng hóc dị vật được ở khu vực đường thở của người bệnh, bao gồm các vị trí từ thanh quản đến phế quản. Dị vật đường thở có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn và trẻ em, do nhiều nguyên nhân gây nên.
1.1. Nguyên nhân dẫn đến dị vật đường thở
Những nguyên nhân bắt đầu hiện tượng dị vật đường thở thường được kể đến như:
1.1.1. Nguyên nhân chủ quan gây hóc
– Tình trạng cười đùa khi ăn. Điều này khiến chúng ta dễ dàng bỏ quên việc nhai kỹ thức ăn, khiến cho dị vật được nuốt xuống cùng thức ăn và gây hóc.
– Người bị sặc khi ăn uống, khiến cho bản thân bị bất ngờ và có xu hướng nuốt vội. Tình huống này cũng khiến các đồ ăn hoặc dị vật chưa được xử lý dễ dàng rơi xuống vùng họng và mắc kẹt ở đây.
– Thói quen hay ngậm đồ lúc làm việc hoặc vui chơi. Trước tiên là đối tượng trẻ nhỏ. Các bé thường có xu hướng ngậm đồ trong miệng. Trong lúc vô tình, trẻ có thể nuốt và bị hóc dị vật. Tình trạng này cũng dễ gặp ở đối tượng thanh thiếu niên. Việc ngậm đầu bút khi làm bài và vô tình nuốt trúng là một trong những tình huống mà Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hỗ trợ xử lý trong đầu năm 2023 qua. Ngoài ra, thói quen này cũng có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác.
– Vừa ăn vừa uống cũng là tình huống khiến chúng ta dễ nuốt vội và bị hóc.
– Trẻ em chưa có ý thức về vấn đề hóc, thường đưa mọi thứ nhặt được lên miệng. Điều này khiến số lượng hóc dị vật ở trẻ dưới 2 tuổi thường khá nhiều.
– Tình trạng sử dụng răng giả và vô tình nuốt răng giả khi ăn uống cùng là một trong những tình huống hóc dị vật có thể xảy ra.
Hóc dị vật khá phổ biến ở trẻ nhỏ
1.1.2. Nguyên nhân khách quan gây hóc dị vật
– Tình trạng rối loạn phản xạ ở bệnh nhân bị hôn mê, gây mê hoặc không tỉnh táo. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người sau điều trị phẫu thuật gây mê nên ăn cháo loãng để tránh vấn đề bị hóc. Ngoài ra, tình trạng uống rượu, say rượu khi ăn uống cũng dễ khiến chúng ta rơi vào tình huống hóc dị vật này.
– Bệnh lý hẹp thanh quản: Với những người có vấn đề hẹp thanh quản, thì tỉ lệ bị hóc cũng sẽ lớn hơn.
1.2. Nhận biết dị vật đường thở
Khị bị hóc dị vật, người bệnh thường có phản ứng ho nhiều, đau vùng cổ họng. Một số tình trạng hóc dị vật có thể kèm theo tình trạng khó thở, tức ngực do dị vật bít tắc đường thở. Với trẻ em, cha mẹ nên chú ý các biểu hiện khó chịu của trẻ để có thể nhận biết đúng và kịp thời chữa hóc cho trẻ.
2. Cẩn thận trước những nguy hiểm từ dị vật đường thở
Với một số tình huống hóc, người bệnh có thể được hỗ trợ đẩy hoặc gắp dị vật ra khỏi khu vực họng. Còn với các dị vật đường thở ở vị trí sâu, việc cần đến các bác sĩ Tai Mũi Họng chẩn đoán vị trí, hình ảnh dị vật và tiến hành nội soi gắp dị vật hoặc phẫu thuật lấy dị vật là điều rất cần thiết.
Trong trường hợp dị vật đường thở được xử lý sớm, người bệnh có thể an tâm kiểm soát vấn đề phòng tránh viêm nhiễm sau lấy dị vật. Trong khi đó, những tình trạng dị vật để lâu không được xử lý có thể gây ra những phản ứng viêm phù nề có tổ chức, gây áp xe, làm bít tắc đường thở với nhiều biến chứng nặng. Nguy hiểm hơn, đó là việc không cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong. Ngoài ra, điều này cũng không tốt cho việc điều trị lâu dài. Dị vật để lâu trong đường thở cũng sẽ khó xử lý hơn.
2.1. Nhiều hiểm họa khó lường khi bị dị vật đường thở
Những biến chứng có thể xảy ra với tình trạng dị vật đường thở bạn cần cảnh giác như:
– Tình trạng ngạt thở dẫn đến tắc thở, tử vong.
– Người bệnh suy hô hấp, khó thở khi dị vật tác động.
– Hiện tượng xẹp phổi – biến chứng xa của hóc dị vật.
– Hiện tượng áp xe phổi do vấn đề viêm nhiễm lan rộng.
– Nguy cơ tràn mủ màng phổi khi xuất hiện tình trạng áp xe vào màng phổi.
– Dị vật sắc nhọn có thể đâm thủng khí quản và gây nên biến chứng tràn khí màng phổi, trung thất.
– Nguy cơ viêm phế quản vị dị vật gây viêm nhiễm.
Những vấn đề mà dị vật đường thở có thể gây ra rất lớn, gây nguy hiểm trực tiếp cho người bệnh. Chính vì thế, người bị hóc dị vật đường thở cần sớm đến các cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị gắp dị vật theo cách phù hợp.
2.2. Điều trị sớm, tránh biến chứng dị vật đường thở
Khi bị dị vật đường thở, điều quan trọng nhất là khai thông đường thở cho bệnh nhân. Trong sơ cứu, nghiệm pháp Heimlich sẽ được tiến hành để phòng tránh hậu quả mà tình huống hóc gây nên.
– Nếu người bệnh còn tỉnh táo, người bệnh có thể được sơ cứu ở tư thế ngồi hoặc đứng. Khi đó, người hỗ trợ ở phía sau và ở tư thế ôm lấy người bệnh. Hai tay người hỗ trợ vòng ra trước bụng, áp vào vùng thượng vị của người bệnh. Đồng thời, hãy ép mạnh từng đợt để tạo áp lực đột ngột dồn lên cơ hoành để tống dị vật ra.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh amidan nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân
Thủ thuật đẩy dị vật đường thở
– Nếu người hóc dị vật bị hôn mê, hãy đặt người bệnh nằm. Người hỗ trợ ở tư thế quỳ trên người bị hóc. Khi đó, hãy đặt hai tay lên bụng người bị hóc ở khu vực giữa rốn (xương ức bàn tay trên đè lên trên tay phía dưới). Sau đó, hãy đẩy nhanh, mạnh tay theo hướng từ dưới lên trên ngực người bệnh. Thực hiện động tác này khoảng 10 lần để dị vật được đẩy khỏi đường thở.
– Với trẻ nhỏ, hãy cách vỗ lưng giữa 2 bả vai trẻ để làm nong dị vật.
Ngoài ra, các bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật gắp dị vật theo cách tương ứng với vị trí, hình dạng cũng như vấn đề mà hóc dị vật gây nên. Trong nhiều trường hợp, phương pháp phẫu thuật cũng có thể được cân nhắc sau khi chụp CT hoặc X-quang kiểm tra tình trạng dị vật.
>>>>>Xem thêm: Cuốn mũi phì đại: nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
Kiểm tra chi tiết để điều trị chính xác tình trạng dị vật đường thở
3. Phòng tránh để hạn chế hóc dị vật đường thở
Để phòng ngừa vấn đề hóc dị vật đường thở ẩn chứa nhiều nguy hiểm, cần chú ý:
– Đề phòng hóc dị vật cho trẻ trong nhà. Quan sát và không nên để trẻ ngậm đồ vật. Khi cho trẻ ăn, cũng cần kiểm tra kỹ và hạn chế thức ăn dễ hóc.
– Không nên vừa ăn vừa uống nước hay các đồ uống khác. Tránh tình trạng ho sặc khi ăn. Khi ăn cần tập trung nhai kỹ trước khi nuốt.
– Sau phẫu thuật có các thủ thuật gây mê, gây tê, nên ăn đồ lỏng, dễ tiêu hóa.
– Thăm khám kịp thời để điều trị đúng cách, tránh những biến chứng của tình trạng dị vật gây viêm nhiễm vùng họng.
Dị vật đường thở tai mũi họng luôn ẩn chứa những nguy hiểm lớn. Vì vậy, cần cảnh giác đúng mức với hiện tượng này. Hãy nâng cao cảnh giác đề phòng và nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ của bác sĩ khi gặp hóc dị vật. Đó là điều tối thiểu giúp chúng ta hạn chế những vấn đề mà hóc dị vật đường thở gây nên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.