Cảnh giác những triệu chứng hóc xương cá và điều trị kịp thời

Triệu chứng hóc xương cá khá điển hình, dễ nhận biết, nhưng lại thường không được chú ý. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp trẻ bị hóc xương cá nhưng cha mẹ lại không xác định đúng, hoặc bệnh nhân hóc nhưng bị bỏ qua dẫn đến việc để lại những hậu quả không mong muốn. Chính vì thế, việc nhận biết vấn đề hóc xương và điều trị đúng lúc là điều rất cần thiết.

Bạn đang đọc: Cảnh giác những triệu chứng hóc xương cá và điều trị kịp thời

1. Hóc xương cá và triệu chứng

Hóc xương cá rất dễ bắt gặp trong đời sống, được mô tả là tình trạng xương cá chưa được nghiền nát hoàn toàn trong hoạt động nhai bị nuốt xuống và vướng mắc ở cổ họng. Tình huống hóc xương cá có nhiều mức độ, có thể đơn giản nhưng cũng nhiều tình huống khó lường, cần phải can thiệp điều trị.

Cảnh giác những triệu chứng hóc xương cá và điều trị kịp thời

Hóc xương cá đễ bắ gặp

Người lớn hay các trẻ có ý thức có thể dễ dàng nhận ra tình trạng hóc xương cá của bản thân, và thường là ngay khi vừa bị mắc hóc. Những triệu chứng thường thấy ở người hóc xương cá là:

1.1. Hóc xương cá ở người lớn

– Cảm giác nghẹn và chặn ngang ở họng do xương cá bị tắc lại, không được nuốt trôi xuống thực quản và dạ dày. Do đó, bệnh nhân thường có hiện tượng buồn nôn, một mặt khác cảm giác như tức ngực vì nghẹn họng.

– Đau họng: Xương cá mắc ở cổ họng thường đâm vào vị trí niêm mạc họng, gây đau cho bệnh nhân.

– Nuốt vướng, khó nuốt: Đau và cảm giác mắc nghẹn khiến người bị hóc xương cá khó ăn uống, ăn thường nuốt không trôi, nuốt vướng, sợ nuốt, kể cả như là nước uống thông thường.

– Ho: Đây là cơ chế thông thường của người bị hóc nhằm đẩy dị vật ra khỏi cổ họng. Thêm vào đó, tình trạng ho có thể kèm theo máu trong trường hợp niêm mạc họng bị tổn thương và chảy máu.

– Tăng tiết nước bọt: Khi xương cá không được loại bỏ, lâu dài sẽ gây tình trạng viêm nhiễm, khiến bệnh nhân khó ăn uống, tăng tiết nước bọt và đau dai dẳng kéo dài. Đồng thời, người bệnh cũng xuất hiện những vấn đề triệu chứng của bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

– Khó thở, thậm chí tắc thở trong trường hợp xương cá to và bít tắc đường thở.

Sau một thời gian, xương cá có thể di chuyển đến vị trí khác, người bệnh có thể giảm bớt tình trạng đau nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề hơn cho bệnh nhân, nhất là những vấn đề về bệnh viêm nhiễm đường hô hấp với biểu hiện sốt, mệt,…

1.2. Trẻ bị mắc hóc xương cá

Những triệu chứng hóc xương cá ở người lớn khá rõ ràng. Ở trẻ, các dấu hiệu này cũng không mờ nhạt, nhưng nếu cha mẹ không để ý kỹ, hoặc triệu chứng của trẻ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự.

Với những trẻ chưa có khả năng nói, người lớn có thể xem xét và nghi ngờ những triệu chứng dưới đây là hóc xương cá ở trẻ:

– Trẻ có hiện tượng nôn, trớ khi đang ăn.

– Trẻ ho, thậm chí ho nhiều, đỏ hoặc tím mặt vì ho do hóc. Khi trẻ ho có thể kèm theo máu trong nước bọt.

– Trẻ tiết nước bọt nhiều do phản ứng điều tiết của khoang miệng.

– Trẻ có xu hướng đưa tay móc trong miệng hoặc đưa tay lên cổ họng thể hiện sự khó chịu.

– Trẻ thở dốc, thở khó, thậm chí là ngưng thở

– Trẻ sốt: Thường là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm dị vật ở trẻ

Tìm hiểu thêm: Viêm amidan hốc mủ là gì? gây ra nhiều biến chứng

Cảnh giác những triệu chứng hóc xương cá và điều trị kịp thời

Trẻ bị hóc xương cá

2. Cần làm gì khi có triệu chứng bị hóc xương cá

2.1. Phân biệt đúng tình huống

– Hóc giả: Bệnh nhân nuốt đau, nuốt vướng nhưng không có hiện tượng sốt, không ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống và không thấy hình ảnh dị vật khi chụp phim.

– Xương cá đã trôi xuống: Đa số trường hợp hóc xương cá và xương trôi đi, để lại vết loét cùng những thương tổn đã gây ra nên bệnh nhân vẫn có cảm giác đau khi ăn uống. Vết loét này có thể tự lành, hoặc cũng có nguy cơ nhiễm trùng và gây ổ viêm.

– Khối u thực quản: Cũng là cảm giác nuốt vướng, nghẹn khi ăn uống nhưng không sốt, kèm theo đó là tình trạng thể trạng của bệnh nhân gầy ốm, sa sút.

Chúng ta nên phân biệt hóc xương cá với những vấn đề trên để có hướng xử lý phù hợp, đúng lúc, đúng cách.

2.2. Xử lý hóc xương cá

2.2.1. Xử lý tại chỗ

Với cả người lớn hay trẻ nhỏ, khi bị hóc xương cá, cần ngừng việc cố ăn hay nuốt lại. Tốt nhất, nếu đang có thức ăn trong miệng, cần bỏ hết thức ăn khỏi miệng. Trong tình huống người bị hóc có thể bình tình, hãy ngậm một ngụm nước vào miệng và thử ngửa cổ ra sau để sục nước trong họng miệng, sau đó nhổ ra ngoài. Nếu đã làm như thế này mà cảm giác vướng, đau họng vẫn còn, thì cần xác định can thiệp để lấy xương cá ra khỏi cổ.

Hoặc, bệnh nhân cũng có thể xem xét nhờ người có chuyên môn hỗ trợ bằng cách: kiểm tra xem xương các có ở khu vực hầu họng có thể nhìn thấy không. Nếu có, có thể sử dụng nhíp, kẹp để gắp xương cá ra. Thao tác này cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến các niêm mạc lành. Bên cạnh đó, để đảm bảo việc xử lý tránh nhiễm trùng cho hầu họng, bệnh nhân nên đến bác sĩ tai mũi họng để được kiểm tra và phòng tránh nhiễm trùng tại chỗ.

Ngoài ra, trong trường hợp bệnh nhân hóc xương cá gây nghẹt thở, ngưng thở, thì việc dùng nghiệm pháp Heimlich nhằm tác động lực vừa đủ vào lồng ngực và đẩy xương cá lên sẽ cần được áp dụng. Trong trường hợp này, trước tiên cần liên hệ cấp cứu và thực hiện sơ cứu đồng thời. Việc sơ cứu cần kỹ thuật y tế riêng, nhưng trong trường hợp không thể đáp ứng, các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn những người xung quanh sơ cứu phù hợp cho bệnh nhân.

2.2.2. Can thiệp chữa hóc bởi bác sĩ tai mũi họng

Khị bị hóc xương cá, đặc biệt là các trường hợp trẻ nhỏ, nên đưa đến các cơ sở tai mũi họng để được bác sĩ thăm khám, xác định đúng hình dạng, vị trí xương cá để gắp với phương pháp phù hợp. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra thương tổn, hướng dẫn việc chống viêm theo tình trạng của bệnh nhân.

Cảnh giác những triệu chứng hóc xương cá và điều trị kịp thời

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu những dấu hiệu cần cắt amidan ngay

Nên đến các cơ sở tai mũi họng để được gắp xương cá sớm và đúng cách

Cần nhớ rằng, việc gắp xương cá sớm là điều cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh đó, cũng là cách loại bỏ nhanh những vấn đề như nghẹn, đau họng, ăn kém, … từ các triệu chứng hóc xương cá. Do đó, không nên chậm trễ trong vấn đề này và cần sớm sắp xếp thời gian để điều trị hóc xương cá.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *