Cảnh giác tình trạng dị vật chui vào mũi

Dị vật chui vào mũi có thể trở thành tình huống nghiêm trọng nếu dị vật đặc biệt mà người bệnh không được xử lý nhanh, kịp thời. Chính vì thế, cần sớm cảnh giác với tình huống dị vật chui vào trong mũi. Hãy trang bị cho mình những thông tin cần thiết để phòng tránh và xử lý đúng cách khi gặp tình huống này.

Bạn đang đọc: Cảnh giác tình trạng dị vật chui vào mũi

1. Dị vật chui vào trong mũi có thể trở thành tai nạn xấu

1.1. Dị vật chui vào khu vực mũi là tình huống như thế nào?

Dị vật mũi là tình trạng mũi xuất hiện các vật lạ bất thường, có thể là chất lỏng, chất rắn,… tùy từng trường hợp. Dị vật trong mũi thường xảy ra nhất với đối tượng trẻ em, nhưng đôi khi cũng xuất hiện cả ở người trưởng thành và người có tuổi.

Hiện nay, có khá nhiều tình huống dị vật chui vào trong mũi bất ngờ mà nhiều người không lường trước. Thậm chí, có những trường hợp côn trùng trong mũi nhiều ngày nhưng người bệnh không hề hay biết. Một số tình huống dị vật chui vào trong mũi phổ biến có thể kể đến như: côn trùng (ruồi, nhặng, muỗi, gián, kiến,…) bay vào mũi, côn trùng (giun, vắt, đỉa,…) chui vào mũi, dị vật (vật cứng, sỏi đá,…) do tai nạn trên đường bay vào mũi,…

Cảnh giác tình trạng dị vật chui vào mũi

Hình ảnh vắt trong hốc mũi thanh niên sau chuyến phượt (Ảnh: Báo Người lao động)

Tình huống dị vật đi vào mũi ít xảy ra hơn những vấn đề hóc, sặc hay tự nhét dị vật vào mũi ở trẻ. Tuy nhiên, dị vật vào mũi luôn là tình trạng được báo động bởi có thể xảy ra nhiều biến chứng khó lường.

1.2. Những vấn đề xung quanh tình trạng mũi có dị vật

Mũi có dị vật luôn mang đến những bất tiện và khó chịu cho người bệnh. Người bệnh có thể luôn cảm giác ngứa mũi, khó chịu trong mũi, khó thở do dị vật bít tắc và hình thành tình trạng ngủ ngáy. Ngoài ra, với nhiều trường hợp, dị vật có thể gây viêm nhiễm, khó chịu và nhiều ảnh hưởng lâu dài.

Với các dị vật là côn trùng chui vào mũi, chúng có thể tạo nên một số phản ứng và kích thích với niêm mạc mũi, như cắn, đốt, hút máu,… Những điều này có thể khiến người bệnh bị ngứa, đau, khó chịu. Thêm nữa, vấn đề nhiễm trùng cũng rất dễ xảy ra ở khu vực trong mũi và hình thành các vấn đề bệnh lý lâu dài như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang,…

Với các dị vật cứng chui vào mũi do tai nạn, người bệnh cũng nên chú ý để xử lý ngay. Với các dị vật cứng, gai góc thì việc làm tổn thương niêm mạc mũi có thể xảy ra. Trong khi đó, dị vật mũi có thể trở thành dị vật đường thở khi từ mũi rơi xuống khu vực đường thở. Khi này, những vấn đề như tổn thương, viêm nhiễm các bộ phận khu vực từ thanh quản đến phế quản, đồng thời có nguy cơ khiến đường thở bít tắc, gây khó thở và thậm chí là ngừng thở nếu không được cứu chữa kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Giá bọc răng sứ và những điều bạn cần biết

Cảnh giác tình trạng dị vật chui vào mũi

Dị vật khi chui vào mũi không giải quyết nhanh có thể để lại những hậu quả về hô hấp

2. Cách xử lý khi dị vật chui vào trong mũi

2.1. Thao tác lấy dị vật trong mũi

Với dị vật mới, dễ lấy, bác sĩ sẽ ưu tiên việc lấy dị vật bằng móc kéo từ sau ra trước.

Với dị vật để lâu, khó thấy, cần cố định đầu người bệnh cẩn thận. Sau đó, cần hút sạch các vấn đề viêm nhiễm như mũi, mủ, chất xuất tiết ở hốc mũi. Sau đó, đặt mũi bấc có thấm thuốc co mạch để làm hốc mũi rộng ra phục vụ cho việc điều trị tốt hơn. Việc sử dụng 1 – 2 giọt thuốc tê niêm mạc (xylocain 3%) sẽ giúp làm tê tại chỗ và không gây cảm giác đau cho người bệnh. Sau khi chuẩn bị xong, bác sĩ sẽ banh mũi, luồn dụng cụ móc ra sau dị vật để từ từ đưa dị vật ra ngoài.

Trong tình huống dị vật để lâu quá cứng và can xi hóa, bác sĩ cần giúp người bệnh gây mê và dùng phương pháp nội soi gắp dị vật.

Lưu ý rằng, với dị vật sống chui vào mũi, cần xử lý càng nhanh càng tốt bởi chúng có thể gây nên nhiều vấn đề trong thời gian ngắn mà chúng ta không thể kiểm soát. Dị vật sống trong mũi sẽ được bác sĩ bất hoạt trước khi lấy ra. Đồng thời, sau khi gắp côn trùng ra theo cách phù hợp, việc vệ sinh mũi xoang là điều rất cần thiết. Các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị phòng ngừa viêm nhiễm cũng như những vấn đề bệnh lý có thể xảy ra do dị vật để lại. Việc điều trị này có thể là nội khoa, nhưng cũng có thể cần đến phẫu thuật trong một số trường hợp nhất định.

2.2. Một vài vấn đề cần lưu ý khi bạn chữa trị dị vật đi vào mũi:

– Không nên cố gắng gắp dị vật sống ra khi dị vật còn tỉnh và hoạt động bởi điều này có thể gây ra những nguy hiểm khác.

– Mẹo để côn trùng ra ngoài: đưa bản thân đến chỗ tối và bật đèn pin để ánh sáng thu hút côn trùng bay ra.

– Không dùng tay, tăm bông hoặc các đồ vật khác để lấy dị vật đã chui vào mũi bởi điều này có thể khiến dị vật đi sâu vào trong và khó lấy hơn sau này.

– Không bịt bên mũi có dị vật như những phương pháp mẹo mà chúng ta vẫn nghe. Điều này không những khiến dị vật không ra ngoài mà có thể gây viêm nhiễm trong vùng mũi do tình trạng viêm nhiễm.

– Nên đến các cơ sở tai mũi họng để được thăm khám đầy đủ, gắp dị vật đã chui vào mũi với phương pháp phù hợp, an toàn cho chính bản thân.

Cảnh giác tình trạng dị vật chui vào mũi

>>>>>Xem thêm: Hàn răng sâu cho trẻ em đúng cách được tiến hành như thế nào?

Nên nhờ đến các bác sĩ Tai Mũi Họng để kiểm tra và điều trị kịp thời tình trạng dị vật vào trong mũi

3. Ngăn ngừa tình trạng dị vật vào mũi

Để ngăn ngừa tình trạng dị vật chui trong mũi, cần chú ý cảnh giác điều này bằng những cách thiết thực như: nên đeo khẩu trang khi ra đường để bảo vệ mũi họng khỏi côn trùng, dị vật cũng như khói bụi không tốt cho sức khỏe; nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh tình trạng côn trùng sống quang; sau khi đi bơi, cần vệ sinh tai mũi họng phù hợp, tránh việc có động vật trong nước ký sinh trong mũi, tai,… Ngoài ra, cũng cần chú ý an toàn, tránh các tai nạn không đáng có để bảo vệ bản thân mình.

Có thể nói, tình trạng dị vật chui vào mũi là tai nạn ẩn chứa nhiều nguy cơ không không kiểm soát. Chính vì thế, cần có những biện pháp ngăn ngừa thiết thực. Đồng thời, khi bị dị vật chui vào trong mũi, cần sớm đến các cơ sở y khoa tai mũi họng để được điều trị đúng cách, loại bỏ dị vật nhanh chóng để bảo vệ an toàn cho bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *