Đau ở giữa xương ức hay còn gọi là đau tức ở giữa lồng ngực. Đây là một triệu chứng rất hay gặp nhưng không phải ai cũng phát hiện sớm bệnh lý đằng sau triệu chứng này.
Xương ức là một ống xương dẹt và dài, tạo thành phần giữa phía trước ngực. Trong lồng ngực chứa nhiều nội tạng vì thế những tổn thương xuất hiện ở trong cơ thể cũng khiến người bệnh bị đau tức giữa ngực. Hoặc khi có vấn đề ở dạ dày, gan, lách, tụy… cũng có thể gây đau giữa xương ức.
Bạn đang đọc: Cảnh giác với đau ở giữa xương ức
Đau ở giữa xương ức có thể cảnh báo các bệnh
Mắc bệnh lý tim mạch
Khi có bất thường trong mạch vành, động mạch bị xơ vữa, giảm tưới máu và thiếu dưỡng cơ tim sẽ có triệu chứng đau ngực. Cơn đau thường xảy ra khi gắng sức, đi bộ nhanh hoặc leo cầu thang, bị kích động tâm lý. Cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi.
Ngoài ra, các bệnh lý tim mạch khác như thắt mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim… cũng gây đau ở giữa xương ức.
Đau ở giữa xương ức là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Bệnh ở đường hô hấp
Những bệnh lý ở đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tràn khí màng phổi, ung thư phổi… cũng gây đau tức ở ngực. Kèm theo đó là các triệu chứng sốt, ho, khó thở, khò khè, mệt mỏi.
Bệnh ở đường tiêu hóa trên
Nếu mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, áp xe gan, áp xe cơ hoành… sẽ có triệu chứng đau tức ngực giữa. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác khi mắc bệnh ở đường tiêu hóa trên như chán ăn, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng…
Đau ở giữa xương ức có nguy hiểm không?
Đau ở giữa xương ức do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chính vì thế mức độ ảnh hưởng khi bị đau giữa xương ức cũng khác nhau, tùy vào loại bệnh.
Nếu đau tức xương ức do tim mạch thì rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Những cơn đau thắt ngực thường xảy ra khi người bệnh gắng sức là dấu hiệu của mạch vành đã bắt đầu hẹp dần, giảm tưới máu cho tim. Nếu không phát hiện sớm và kịp thời điều trị có thể dẫn tới hậu quả bị nhồi máu cơ tim, cơ tim bị hoại tử. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể sẽ dẫn đến đột tử.
Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết xương chậu hẹp và những ảnh hưởng tới chị em
Các bệnh lý gây đau xương ức cần phải phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt
Nếu đau tức xương ức do các bệnh lý ở đường hô hấp hay bệnh ở đường tiêu hóa cũng không được chủ quan bởi các bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, gây biến chứng khó lường, thậm chí đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào.
Chính vì thế, khi có biểu hiện đau ở giữa xương ức, người bệnh không nên chủ quan, cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám, kiểm tra. Qua khám lâm sàng kết hợp với làm các xét nghiệm chuyên sâu như siêu âm, chụp X-quang… bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào loại bệnh, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Làm gì khi bị đau ở giữa xương ức?
Ngoài việc tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động hàng ngày để kiểm soát và cải thiện sớm bệnh.
>>>>>Xem thêm: Bệnh khớp Charcot là gì?thăm khám và điều trị sớm
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ
Về chế độ ăn uống
Khi bị đau ở giữa xương ức, việc ăn uống của người bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng. Vì thế, người bệnh cần áp dụng thực đơn ăn ăn phù hợp: ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn…
Nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, thực phẩm dễ nuốt; tránh thực phẩm cứng, rắn, dễ gây táo bón, khó nuốt.
Về chế độ sinh hoạt
Người bệnh nên chú ý luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng hàng ngày, tránh những động tác hoặc môn thể thao đòi hỏi nhiều sức lực. Tốt nhất nên tập các bài tập dưỡng sinh, yoga, đi bộ… vừa tập vừa lắng nghe sức khỏe và dừng ngay khi có dấu hiệu khó thở, đau ở ngực.
Người bệnh cần nghỉ ngơi đúng lúc, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, hạn chế thuốc lá. Bên cạnh đó cần duy trì lối sống lành mạnh, tâm lý lạc quan, hạn chế stress, căng thẳng trong cuộc sống. Tái khám và kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.