Dị sản ruột dạ dày là trạng thái trung gian rất nguy hiểm gần tiến đến ung thư dạ dày. Lúc này niêm mạc dạ dày bị teo nặng khó hồi phục.
Bạn đang đọc: Cảnh giác với dị sản ruột tránh dẫn đến ung thư
1. Dị sản ruột là gì?
Dị sản ruột là tình trạng tiếp theo của viêm teo dạ dày, được xếp vào nhóm “tiền ung thư” dạ dày. Viêm teo phát triển khi tế bào viền của dạ dày bị viêm nhiều năm. Khi tế bào niêm mạc dạ dày bị teo nặng, không đủ khả năng tiết acid, khiến pH trong dạ dày tăng lên. Lúc này niêm mạc ruột sẽ phát triển không hoàn chỉnh tại dạ dày được gọi là dị sản ở ruột. Người bệnh dị sản thường có viêm teo kèm theo.
Dị sản ruột là tình trạng nguy hiểm chủ yếu do viêm loét tiển triển thành
2. Nguyên nhân gây dị sản ruột
2.1 Nguyên nhân dị sản ruột do khuẩn HP
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dị sản là nhiễm khuẩn Hp. Vi khuẩn Hp ẩn náu và sinh sôi trong dạ dày, với số lượng lớn làm thoái hóa chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid và dịch tiêu hóa. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày, phá hủy niêm mạc dạ dày khi không được điều trị.
Đường lây truyền khuẩn Hp chủ yếu là miệng – miệng hoặc phân – miệng. Ở Việt Nam, tình trạng trẻ em nhiễm khuẩn Hp khá phổ biến. Chủ yếu là do vệ sinh trong ăn uống chưa tốt. Ăn thực phẩm sống, thực phẩm chưa rửa sạch, thực phẩm nhiễm vi khuẩn từ nguồn nước, phân bón, đất… Ngoài ra khuẩn Hp cũng dễ lây nhiễm khi người lớn nhá cơm cho trẻ, ăn chung… Nhiễm Hp lâu dài dẫn đến tình trạng viêm trở thành mạn tính, trở thành viêm teo và dị sản.
2.2 Nguyên nhân dị sản ruột do tự miễn
Trong một vài trường hợp, viêm teo dạ dày dẫn đến dị sản là do hệ thống miễn dịch tấn công vào các tế bào khỏe mạnh ở thành tế bào. Bệnh lý này được gọi là viêm teo dạ dày tự miễn, tuy nhiên thường xảy ra ở các nước phương Tây nhiều hơn.
2.3 Nguyên nhân dị sản ruột khác
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến dị sản có thể kể đến như:
– Uống nhiều bia rượu
– Trào ngược dịch mật
– Ăn nhiều đồ cay nóng
– Thói quen ăn mặn
Những vấn đề này gây tác động hóa học lên niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm mạn tính. Nhiều bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ cùng tác động lên dạ dày như nhiễm khuẩn Hp, uống rượu bia và ăn nhiều đồ cay nóng. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như gen di truyền, ăn ít hoa quả, tuổi tác…
3. Triệu chứng dị sản ruột ở dạ dày
Dị sản thường không gây triệu chứng rõ rệt mà thường chỉ được phát hiện qua nội soi hoặc sinh thiết tế bào tìm nguyên nhân khác. Nếu dị sản biểu hiện triệu chứng thì có thể biểu hiện của viêm nhiễm do Hp như:
– Đau dạ dày
– Buồn nôn và nôn
– Chán ăn
– Sút cân không rõ nguyên nhân
– Viêm loét dạ dày
– Thiếu máu, thiếu sắt
Bệnh viêm dạ dày tự miễn dẫn đến dị sản có thể gây thiếu hụt vitamin B12, gây bệnh thiếu máu ác tính với triệu chứng:
– Cơ thể suy yếu
– Thiếu minh mẫn
– Chóng mặt, ù tai
– Tê ngứa chân tay
– Đi lại không vững
– Rối loạn thần kinh
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu loét bao tử bạn cần biết
Dị sản thường không có triệu chứng rõ ràng
4. Phòng ngừa dị sản ruột dạ dày
Khi ở giai đoạn viêm teo do Hp, bệnh có thể điều trị để hồi phục niêm mạc dạ dày. Khi có các triệu chứng nghi ngờ viêm dạ dày, người bệnh nên đi khám để được thực hiện các xét nghiệm, nội soi chẩn đoán tìm nguyên nhân. Hoặc khi đã có chẩn đoán viêm teo thì tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tỷ lệ tái nhiễm ở Việt Nam là khá cao trong khi ở các nước phát triển có tỷ lệ tái nhiễm thấp hơn.
Khi niêm mạc ruột chuyển sang trạng thái dị sản thì bệnh không còn cơ hội hồi phục nữa. Người bệnh dị sản ruột cần theo dõi chặt chẽ để sớm phát hiện các tổn thương nghi ngờ ung thư. Người bệnh nên đi nội soi mỗi 6 tháng – 1 năm/lần.
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn HP gây dị sản, quan trọng nhất là áp dụng các biện pháp vệ sinh trong ăn uống. Rửa tay sạch sẽ, ăn chín, uống sôi, vệ sinh nguồn nước cẩn thận. Hạn chế ăn mặn, ăn cay, uống rượu bia…
5. Chẩn đoán dị sản ruột dạ dày
Hiện có nhiều phương pháp chẩn đoán dị sản ở ruột như xét nghiệm vi khuẩn Hp qua hơi thở, nội soi, xét nghiệm máu, sinh thiết làm xét nghiệm tế bào. Xét nghiệm hơi thở có độ chẩn đoán chính xác vi khuẩn Hp rất cao nên nhận được nhiều sự quan tâm. Đây là xét nghiệm không xâm nhập, không phải tiến hành nội soi mà độ chính xác lên tới 90-98%.
>>>>>Xem thêm: Chữa nuốt nghẹn: Muốn hiệu quả cần chẩn đoán đúng bệnh
Nội soi chẩn đoán dị sản tại ruột
6. Điều trị dị sản ruột dạ dày
Mục tiêu điều trị dị sản ở ruột dạ dày là giảm nguy cơ ung thư dạ dày bằng cách tầm soát, tiệt trừ vi khuẩn Hp và theo dõi ung thư.
6.1 Tiệt trừ vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori)
Thực hiện các biện pháp tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày là cách hiệu quả để thay đổi mô học trong viêm dạ dày nhưng không ảnh hưởng đến chuyển sản ruột. Tuy nhiên biện pháp này có thể làm chậm tiến trình qua ung thư dạ dày. Ở người bệnh dị sản là tổ chức tiền ung thư đã được điều trị thông qua nội soi thì việc tiệt trừ khuẩn Hp giảm tỷ lệ tái phát bệnh.
6.2 Theo dõi
Với người bệnh mà dị sản chưa tiến triển thành ung thư, cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt cần tái khám định kỳ thường xuyên. Đây là việc vô cùng quan trọng vì dị sản ở ruột là tiền ung thư. Nếu bỏ lỡ thời điểm điều trị và không chú ý trong ăn uống sẽ khiến bệnh dễ tiến triển ung thư hơn. Ở người bệnh có nguy cơ ung thư cao thì cần theo dõi chặt chẽ hơn. Việc này làm giảm ung thư và tăng tỷ lệ sống sót.
Trên đây là thông tin về dị sản ruột dạ dày mà bạn cần biết. Người bị dị sản nên cảnh giác với bệnh, không nên chủ quan trong điều trị. Vì dị sản được xếp vào nhóm tiền ung thư nên nếu bỏ lỡ thời gian tốt nhất để chữa trị, bệnh sẽ trở nặng và chuyển sang ung thư dạ dày. Gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.