Nhiều năm gần đây, dịch sốt xuất huyết diễn ra nhiều và mạnh mẽ hàng năm với diễn biến phức tạp tăng dần. Bệnh gia tăng với cấp số nhân trong thời điểm giao mùa và có nhiều bệnh nhân tử vong. Mỗi người dân nên cảnh giác và phòng ngừa từ sớm khi dịch bệnh bùng phát.
Bạn đang đọc: Cảnh giác với dịch sốt xuất huyết bùng phát
1. Tình trạng sốt xuất huyết ở nước ta hiện tại
1.1 Khái niệm và dấu hiệu của dịch sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra do một loại siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác khi muỗi vằn chứa mầm bệnh đốt trúng. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn so với người lớn bởi sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của trẻ yếu hơn.
Bệnh khiến cơ thể đau nhức, các cơ và khớp mỏi nhừ với tình trạng phát ban, sốt, hạ huyết áp và thậm chí khiến người bệnh tử vong nhanh chóng. Những biểu hiện của bệnh cụ thể bao gồm:
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn ở thể nhẹ
Khi nhiễm virus gây bệnh, người bệnh có thể biểu hiện ra ngoài hoặc có tình trạng xuất huyết trong nội tạng với những biểu hiện cơ bản giống nhau. Đa số tình trạng xuất hiện đầu tiên là bạn có thể bị sốt trong khoảng 4-7 ngày tính từ thời điểm muỗi truyền bệnh với một số biểu hiện khác như:
+ Đau ở phía sau của mắt
+ Đau đầu, cảm thấy nhức đầu nghiêm trọng
+ Sốt cao liên tục lên tới 40,5 độ C
+ Phát ban, nổi mẩn đỏ
+ Buồn nôn hoặc nôn ói
+ Các cơ và khớp nhức mỏi, người mệt mỏi khó vận động.
Người bệnh sốt xuất huyết có thể cảm thấy đau mỏi cơ
Triệu chứng sốt xuất huyết dẫn tới xuất huyết nội tạng
Khi sốt xuất huyết chuyển biến nặng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng xuất huyết nội tạng, trong đó có xuất huyết đường tiêu hóa và xuất huyết não với các biểu hiện thường gặp như: đau đầu, sốt nhẹ, không có hiện tượng phát ban.
Tuy nhiên sau khoảng 2 ngày, người bệnh có thể đi ngoài ra phân đen hoặc đi ngoài ra máu, da có chấm huyết và da xanh tái…
Đây là một tình trạng nguy hiểm tuy nhiên lại khó nhận biết vì triệu chứng bệnh không rõ ràng. Người bệnh có thể chỉ sốt nhẹ, hơi đau đầu… nhưng sau đó có thể hôn mê rồi tử vong.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở thể dengue
Đây được coi là tình trạng nặng nhất của người bệnh sốt xuất huyết, biểu hiện gồm tất cả các triệu chứng của sốt xuất huyết thể nhẹ kết hợp với chảy máu, thoát huyết tương khỏi mạch máu, chảy máu nhiều và tụt huyết áp…
Đa số tình trạng này xảy ra đối với người bệnh trong lần nhiễm thứ 2 khi cơ thể có miễn dịch chủ động hoặc thủ động với kháng nguyên của virus. Khoảng 2-5 ngày sau thì người bệnh tiến triển nặng và gây tử vong nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán rubella gây nên những dị tật bẩm sinh
Nếu bạn bị sốt kết hợp với chảy máu nhiều hoặc tụt huyết áp thì nên đến bệnh viện thăm khám
2.2 Dịch sốt xuất huyết ở nước ta hiện tại
Thời điểm từ đầu năm đến nay, tỉ lệ sốt xuất huyết tăng mạnh so với cùng kì năm ngoái. Căn bệnh này không giới hạn số lần mắc bệnh, đã từng bị sốt xuất huyết không có nghĩa là không bị nữa.
Những năm gần đây, dịch sốt xuất huyết không còn theo quy luật 4-5 năm mới xuất hiện đỉnh dịch mà diễn ra hàng năm với nhiều diễn biến phức tạp bởi:
– Số lượng mắc bệnh ở cả người lớn và trẻ em tăng cao, nhất là ở Hà Nội
– Chuyên gia nhận định sắp tới, số lượng ca bệnh có thể tăng từ 3 đến 5 năm do nguy cơ lây nhiễm chéo
– Tuy đã có nhận thức về bệnh những nhiều người vẫn chủ quan khi có dấu hiệu sốt, nổi mẩn đỏ…
– Vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa triệt để trong thời điểm bệnh.
2. Điều trị bệnh sốt xuất huyết đối với người lớn
Bệnh sốt xuất huyết có thể điều trị khỏi do đó người bệnh nên tìm hiểu về cách điều trị và ngăn ngừa biến chứng sớm để tránh nguy cơ không đáng có. Bệnh có nguy cơ biến chứng cao ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân nên cần xác định tình trạng của người bệnh để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
– Giai đoạn điều trị bệnh tại nhà: Sốt từ 2-5 ngày mà không kèm biểu hiện nguy hiểm nào thì người bệnh có thể điều trị tại nhà với cách duy nhất là bù nước, bổ sung vitamin C tăng cường đề kháng.
– Giai đoạn nhập viện trong thời gian ngắn(dưới 24 giờ): Nhập viện ngay khi thấy bù nước không mang đến hiệu quả cao và xuất hiện vết xuất huyết dưới da hay niêm mạc.
>>>>>Xem thêm: Những lưu ý khi tắm cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Nếu bệnh diễn biến nặng thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi
– Giai đoạn nhập viện trong thời gian dài(>24 giờ): Bệnh nhân cần nhập viện gấp khi có dấu hiệu lạnh chân tay, sốt cao, yếu mạch, viêm họng, khó thở…
Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị những triệu chứng của từng người bệnh. Trường hợp ở thể nhẹ thì người bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà(uống nước, nghỉ ngơi, ăn đồ ăn có lợi, chườm mát hạ sốt…).
Khi điều trị tại nhà, người bệnh cũng lưu ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng và nhập viện ngay khi thấy bất thường.
3. Phòng ngừa sớm bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Bệnh sốt xuất huyết có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua muỗi vằn. Do đó, người bệnh nên phòng ngừa sớm bệnh cho bản thân và gia đình thông qua một số biện pháp như sau:
– Vệ sinh nơi sống và môi trường xung quanh thật sạch sẽ
– Không nên trữ nhiều nước trong nhà, đặc biệt trong chum, bình, bể nước…
– Diệt muỗi bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc phòng trừ muỗi định kỳ
– Phát quang bụi rậm, phòng ngừa muỗi ở nơi ao tù, nước đọng
– Đi ngủ trong màn hoặc màn chống muỗi.
Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm với biến chứng cao nên bạn hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân. Hãy chủ động tìm hiểu về căn bệnh này và phòng ngừa sớm.
Dịch sốt xuất huyết hiện đang bùng phát mạnh mẽ dưới điều kiện thuận lợi của thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều; bạn hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân thông qua tìm hiểu kĩ thông tin về dịch bệnh trong thời điểm này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.