Trong quá trình điều trị bệnh lý, người bệnh cần lưu ý cảnh giác với thuốc gây tăng huyết áp để có cách đối phó hiệu quả tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe gây tác dụng phụ đe dọa tính mạng.
Bạn đang đọc: Cảnh giác với thuốc gây tăng huyết áp
1. Cảnh giác với thuốc gây tăng huyết áp
Nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhanh nhất, đặc biệt trong các bệnh về xương, khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp, lồi đĩa đệm…), bệnh hen suyễn (vừa dùng loại uống vừa dùng loại thuốc khí dung hoặc xịt họng hoặc loại thuốc tiêm) gây tăng huyết áp rõ rệt, nhất là bệnh nhân đang thường xuyên tăng huyết áp. Nguyên nhân do nhóm thuốc này khi sử dụng sẽ làm tăng nồng độ corticosteroid nội sinh trong nội bào, gây co mạch và ứ natri, từ đó tăng giữ nước, làm tăng huyết áp.
Thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid (NSAID): Sự ức chế cyclooxygenase bởi các thuốc này có thể gây ứ muối và nước ngay cả khi không có suy giảm chức năng thận, điều này có thể làm tăng huyết áp lên khoảng 3-5mmHg. Ngoài ra, các NSAID còn làm giảm hiệu quả các thuốc điều trị tăng huyết áp.
Thuốc giảm sung huyết: Các thuốc có tác dụng làm giảm sung huyết tại chỗ niêm mạc mũi và gây co mạch ở đó, chống nghẹt mũi, nếu dùng tại chỗ với liều cao hay dùng toàn thân đều có thể gây tăng huyết áp.
Các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương: Các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương có thể dùng điều trị chứng thiếu tập trung tư tưởng – quá hiếu động (tăng động), khi dùng có thể gây tăng huyết áp (có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên khoảng 5 – 10mmHg).
Thuốc giảm cân: Có một số thuốc giảm cân có thể làm tăng huyết áp đối với người đang điều trị bệnh này.
Một số thuốc khác: Ngoài ra, một số thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế tái thu hồi serotonin…) có thể gây tăng huyết áp hoặc làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp sẵn có ở bệnh nhân. Hoặc viên thuốc tránh thai hỗn hợp estrogen vẫn có thể làm gia tăng huyết áp, đặc biệt người có tiền sử tăng huyết áp, bệnh suy thận, đái tháo đường, xơ vữa mạch.
2. Làm gì khi bị tăng huyết áp do thuốc?
Tìm hiểu thêm: Bệnh lao phổi nguy hiểm như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Bí quyết cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Thuốc dùng để chữa bệnh nhưng có thể có tác dụng không mong muốn, đặc biệt một số thuốc khi sử dụng có thể xuất hiện tăng huyết áp hoặc làm gia tăng huyết áp nếu đang bị tăng huyết áp. Do đó, người đang bị tăng huyết áp, mỗi lần đi khám bệnh cần báo cho bác sĩ khám bệnh biết để chọn lựa thuốc điều trị thích hợp tránh làm gia tăng huyết áp. Mặt khác, khi dùng thuốc, nếu thấy bất thường (nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, phù…), cần ngưng dùng thuốc và báo cho bác sĩ khám bệnh biết ngay hoặc tái khám vì đó là những dấu hiệu của tăng huyết áp do thuốc.