Mắc dị vật vào mũi là tình huống xảy ra phổ biến ở trẻ em, nhất là các bé từ 1 – 7 tuổi. Khi bị dị vật vào mũi, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng như chảy nước mũi, chảy máu mũi, khó thở… Thế nhưng, mắc dị vật chảy nước mũi liệu có đơn thuần là triệu chứng hay còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ? Xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết hơn nhé.
Bạn đang đọc: Cảnh giác với tình trạng trẻ mắc dị vật chảy nước mũi
1. Trẻ bị dị vật chảy nước mũi có nguy hiểm không?
Trẻ mắc dị vật bị chảy nước mũi có nguy hiểm không? Đây hiện là thắc mắc của khá nhiều phụ huynh có con bị dị vật mũi. Đáp án cho câu hỏi này còn tùy thuộc vào tình huống trẻ bị dị vật dẫn tới chảy mũi.
Thông thường, chảy nước mũi là một trong những triệu chứng trẻ dễ gặp phải khi bị dị vật vào mũi. Lý do là vì khi trẻ bị mắc dị vật vào trong đường mũi, niêm mạc sẽ bị kích thích dẫn tới tiết ra chất nhầy và gây nên tình trạng bé bị chảy nước mũi. Một vài ngày đầu, nước mũi có màu trong. Những ngày sau, nước mũi của bé có thể chuyển sang màu xám. Với trường hợp này, tình trạng chảy nước mũi chỉ là dấu hiệu nhận biết trẻ có thể đã bị dị vật mũi, vẫn chưa gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Trẻ bị dị vật gây chảy mũi có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, phụ huynh chớ chủ quan
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp dị vật vào mũi gây tình trạng chảy nước mũi không chỉ đơn thuần là dấu hiệu nhận biết bệnh, mà còn là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng. Trường hợp này xảy ra khi trẻ bị mắc dị vật mũi lâu ngày không được loại bỏ, hoặc dị vật đã được loại bỏ không đúng cách nên gây biến chứng.
Cụ thể hơn, nếu nước mũi của trẻ có mùi hôi hoặc có lẫn máu thì đây chính là biểu hiện cho thấy trẻ bị dị vật đường mũi có thể đã xảy ra viêm loét mũi, viêm loét xoang, viêm loét niêm mạc… Nếu không được xử lý kịp thời, trẻ mắc dị vật mũi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
2. Cách xử trí trẻ bị dị vật vào mũi dẫn tới chảy nước mũi
Tìm hiểu thêm: Các bước tầm soát ung thư đại trực tràng chi tiết
Trường hợp trẻ bị mắt dị vật ở vị trí khó lấy, khó phát hiện, phụ huynh nên cho bé tới khám bác sĩ
Với tình trạng trẻ mắc dị vật chảy nước mũi, phụ huynh cần căn cứ vào từng trường hợp để có cách xử trí tốt nhất:
– Trường hợp tình trạng chảy nước mũi có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị dị vật mũi, phụ huynh cần kiểm tra mũi của con, hỗ trợ con loại bỏ dị vật mũi đúng cách. Nếu không thể phát hiện dị vật mũi bằng mắt thường, phụ huynh hãy cho trẻ đi đến chuyên khoa Tai mũi họng ở các cơ sở y tế uy tín như Thu Cúc TCI để được bác sĩ khám, xác định và loại bỏ dị vật mũi cho con càng sớm càng tốt.
– Trường hợp trẻ bị dị vật mũi đã được xử lý nhưng sau đó vẫn bị chảy nước mũi, hơn thế nước mũi còn có mùi hôi, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng thì phụ huynh nên đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Mục đích là để trẻ được bác sĩ khám, xác định nguyên gây chảy nước mũi, điều trị sớm nếu có nhiễm trùng xảy ra, ngăn ngừa tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
3. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị mắc dị vật mũi
Ngoài triệu chứng chảy nước mũi, mời bố mẹ tham khảo thêm những dấu hiệu giúp nhận biết trẻ có thể đã bị dị vật mũi:
– Trẻ cảm thấy khó chịu ở vùng mũi, một số bé còn bị đau tại mũi hoặc đau quanh mũi;
– Trẻ bỗng dưng ngủ ngáy, khi thở có tiếng rít ở mũi, bị khó thở với các triệu chứng như: rít, ngạt, không nói được…
– Trẻ xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng, phù nề hay ngạt tắc mũi nếu. Triệu chứng này thường xảy ra với trẻ mắc dị vật mũi vài ngày vẫn chưa được phát hiện và xử lý loại bỏ.
Trẻ khi mắc dị vật nên được hỗ trợ lấy ra càng sớm càng tốt, ngừa nguy cơ dị vật bị di chuyển xuống miệng gây bít tắc đường thở. Hơn thế, nếu dị vật vào mũi trẻ có chứa hóa chất như pin điện tử, trường hợp không được loại bỏ sớm còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: loét niêm mạc, sẹo co kéo, thủng vách ngăn mũi…
4. Các cách giúp phòng ngừa trẻ bị dị vật vào mũi họng
>>>>>Xem thêm: Nhổ răng khôn kiêng gì để bớt đau, nhanh lành thương?
Trẻ nhỏ khi chơi đùa nên có sự giám sát của người lớn, tránh nguy cơ bị dị vật mũi họng
Trẻ nhỏ tầm tuổi 2 – 5 rất hay bị dị vật ở mũi. Dị vật có thể là những loại thức ăn, giấy ăn, đồ chơi, sỏi đá, các loại hạt… có kích thước nhỏ. Phần lớn các trường hợp trẻ bị dị vật mũi không nghiêm trọng. Thế nhưng nếu không được xử lý tốt hoặc dị vật mũi bị di chuyển xuống miệng gây tắc đường thở, thì biến chứng nguy hiểm vẫn có thể xảy ra, thậm chí là tử vong.
Cách tốt nhất, phụ huynh nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh nguy cơ dị vật vào mũi trẻ:
– Tránh cho trẻ nhỏ sử dụng đồ chơi nhỏ cho kích thước quá bé: Trẻ thường tò mò và có thể đặt những đồ chơi nhỏ vào miệng hoặc mũi. Đây chính là nguyên nhân khiến bé bị dị vật vào mũi họng.
– Chế biến thức ăn mềm cho trẻ nhỏ: Phụ huynh nên ưu tiên cho trẻ nhỏ ăn thức ăn mềm, tránh cho trẻ ăn các loại hạt nhỏ, cứng, khó nhai. Bởi chính chúng có thể trở thành bị vật vào mũi họng trẻ.
– Giáo dục trẻ không nên đặt đồ chơi hoặc các vật dụng nhỏ vào miệng hoặc mũi của mình.
– Loại bỏ khỏi tầm tay của trẻ những vật dụng có kích thước nhỏ, có thể trở thành dị vật mũi họng của trẻ.
– Trẻ nhỏ khi chơi đùa luôn cần có sự giám sát của người lớn, nhất là khi bé đang khám phá môi trường xung quanh.
Trên đây, bài viết đã giải đáp tình trạng trẻ mắc dị vật chảy nước mũi và hướng dẫn cách xử trí cũng như cách phòng ngừa dị vật vào mũi trẻ. Nếu còn thắc mắc về bất kỳ bệnh lý nào ở trẻ, Quý phụ huynh và độc giả có thể liên hệ ngay Thu Cúc TCI để nhận tư vấn tận tình, chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.