Cao răng bị vỡ: Hướng dẫn xử lý đúng cách

Cao răng, một vấn đề răng miệng phổ biến nhưng thường bị bỏ qua, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng. Nhiều người thắc mắc rằng cao răng bị vỡ, liệu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe răng miệng của không. Bài viết này của Thu Cúc TCI sẽ phân tích chi tiết nguyên nhân, nguy cơ và cách xử lý cao răng bị vỡ, đọc ngay bạn nhé!

Bạn đang đọc: Cao răng bị vỡ: Hướng dẫn xử lý đúng cách

1. Cao răng là gì?

Cao răng là lớp cứng bám chặt trên bề mặt răng, thường ở gần nướu. Nó được hình thành từ mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn. Trong đó, mảng bám là lớp mềm, chứa vi khuẩn, thức ăn thừa và các tế bào niêm mạc miệng chết. Mảng bám hình thành dễ dàng sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn đồ chứa đường và tính bột. Nếu mảng bám không được loại bỏ, các khoáng chất trong nước bọt sẽ khoáng hóa mảng bám, biến lớp mềm này thành cao răng cứng trong khoảng vài tuần đến vài tháng. Khi đã trở thành cao răng, lớp này bám chặt trên bề mặt răng.

Cao răng bị vỡ: Hướng dẫn xử lý đúng cách

Cao răng hình thành từ mảng bám không được loại bỏ hoàn toàn.

2. Cao răng bị vỡ và những vấn đề bạn nhất định phải biết

2.1. Nguyên nhân cao răng bị vỡ

Cao răng rất cứng và bám rất chặt trên bề mặt răng, để loại bỏ cao răng thường cần dụng cụ nha khoa chuyên dụng, được thao tác bởi nha sĩ. Bởi thế, nếu không phải bạn đang chủ động lấy cao răng tại các phòng khám nha khoa mà cao răng lại bị vỡ, thì rất có thể là những vấn đề sau đang tồn tại:

– Tác động cơ học lớn: Cao răng có thể bị vỡ do các tác động cơ học lớn như ăn nhai thức ăn cứng hoặc dùng vật cứng để xỉa răng.

– Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng hoặc đánh răng quá mạnh có thể gây ra tình trạng vỡ cao răng. Ngoài ra, dùng chỉ nha khoa một cách thô bạo cũng có thể làm cao răng vỡ.

– Biến đổi cấu trúc răng: Sự suy yếu của răng do sâu răng hoặc bệnh lý nha chu có thể khiến cao răng dễ vỡ hơn do không còn được nâng đỡ vững chắc.

2.2. Nguy cơ của tình trạng cao răng bị vỡ

Cao răng bị vỡ không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm xuất hiện một số vấn đề răng miệng hoặc có thể làm trầm trọng thêm một số vấn đề răng miệng đã tồn tại; dưới đây là một số vấn đề như thế:

– Gây mất thẩm mỹ: Cao răng thường có màu vàng hoặc nâu. Khi nó bị vỡ, có thể làm lộ ra vùng răng bị ố màu, ảnh hưởng đến nụ cười và sự tự tin của người bệnh.

– Viêm nướu: Cao răng tích tụ gần nướu có thể dẫn đến viêm nướu. Khi cao răng bị vỡ, các mảnh vỡ sắc nhọn của cao răng có thể gây tổn thương nướu, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm, dẫn đến chảy máu, sưng đỏ và đau nướu.

Tìm hiểu thêm: Đau tủy răng phải làm sao? Cách khắc phục nhanh chóng

Cao răng bị vỡ: Hướng dẫn xử lý đúng cách

Cao răng tích tụ gần nướu có thể dẫn đến viêm nướu.

– Viêm nha chu: Cao răng cung cấp môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm nha chu, một tình trạng nghiêm trọng hơn viêm nướu. Viêm nha chu có thể gây tổn hại đến xương và mô nâng đỡ răng. Cao răng bị vỡ có thể làm lộ ra những khu vực bị ảnh hưởng bởi viêm nha chu mà trước đó bị che khuất.

– Nhiễm trùng: Những mảnh vỡ của cao răng có thể kẹt dưới nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng nặng nề. Nếu không được xử lý, tình trạng này có thể lan rộng và gây ra các biến chứng răng miệng nghiêm trọng.

Do đó, khi phát hiện cao răng bị vỡ, quan trọng nhất là bạn phải gặp nha sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh những vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng hơn.

2.3. Hướng dẫn xử lý tình trạng cao răng bị vỡ

Khi cao răng bị vỡ, bạn cần thực hiện các bước sau để đảm bảo sức khỏe răng miệng, xử lý kịp thời và đúng cách giúp ngăn chặn các vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra do cao răng bị vỡ.

– Đánh răng nhẹ nhàng: Ngay sau khi phát hiện cao răng vỡ, bạn nên đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm để loại bỏ mảnh cao răng vỡ có thể tồn tại xung quanh khu vực vỡ cao răng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ, gây nhiễm trùng.

– Sử dụng nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn có thể giúp làm sạch xung quanh khu vực vỡ cao răng, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nước súc miệng cũng giúp làm dịu nướu nếu nướu có dấu hiệu viêm.

– Tránh kích thích khu vực bị ảnh hưởng: Hạn chế ăn thức ăn cứng hoặc dính tại khu vực cao răng vỡ để tránh gây thêm tổn thương cho nướu hoặc răng.

– Đặt lịch hẹn với nha sĩ: Bạn cần gặp nha sĩ để được kiểm tra và xử lý chuyên nghiệp kịp thời. Nha sĩ cần phải làm sạch sâu để loại bỏ hoàn toàn cao răng và đánh giá xem có tổn thương nào ở nướu hay răng do cao răng gây ra không.

Cao răng bị vỡ: Hướng dẫn xử lý đúng cách

>>>>>Xem thêm: Nẹp răng cho trẻ em và những vấn đề cần lưu ý 

Nha sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn cao răng và đánh giá xem có tổn thương nào ở nướu hay răng do cao răng gây ra không.

– Chăm sóc sau khi xử lý: Sau khi nha sĩ đã xử lý, bạn nên tiếp tục theo dõi sức khỏe răng miệng và tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc đặc biệt mà nha sĩ, đề ra để đảm bảo rằng khu vực vỡ cao răng phục hồi đúng cách.

Phía trên là một số thông tin bạn nhất định phải biết về tình trạng vỡ cao răng. Tình trạng này thường xuất hiện khi cấu trúc răng biến đổi, răng phải chịu tác động cơ học lớn hoặc khi bạn chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Cao răng vỡ cơ thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nướu, làm lộ diện những hậu quả của viêm nha chu và làm xuất hiện tình trạng nhiễm trùng nặng tại khoang miệng. Do đó, phát hiện sớm và xử lý kịp thời tình trạng này là vô cùng quan trọng. Đừng ngần ngại liên hệ nha sĩ khi cao răng vỡ. Quan trọng không kém là hãy thăm khám định kỳ với nha sĩ để đảm bảo răng miệng của bạn luôn được bảo vệ tốt nhất. Bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách, không chỉ tránh được nhiều vấn đề tiềm ẩn do cao răng vỡ gây ra, bạn thậm chí còn có thể tránh được sự hình thành của cao răng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *