Cạo vôi đánh bóng răng – 7 điều bạn cần biết

Vôi răng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, bệnh nha chu… đồng thời còn khiến răng xỉn màu mất thẩm mỹ. Cạo vôi đánh bóng răng là việc cần thực hiện định kỳ để có hàm răng khỏe mạnh và sáng bóng. Hãy đọc bài viết này để có thêm những kiến thức cần thiết về cạo vôi, đánh bóng răng nhé.

Bạn đang đọc: Cạo vôi đánh bóng răng – 7 điều bạn cần biết

1. Khái niệm về vôi răng (cao răng)

Cạo vôi đánh bóng răng – 7 điều bạn cần biết

Cao răng là những mảng bám tích tụ lâu ngày do những mảnh vụn thức ăn còn sót lại ở chân răng.

Vôi răng hay còn gọi là cao răng là những mảng bám, thực chất là những mảnh vụn thức ăn còn sót lại do chúng ta chưa làm sạch hết. Trong suốt 24h, do nhu cầu ăn uống hàng ngày của chúng ta diễn ra thường xuyên và liên tục, các mảnh thức ăn mắc lại trong kẽ răng không được vệ sinh sạch sẽ, lâu ngày sẽ tích tụ thành cao răng. Chúng đã bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối Canxi Carbonat và Canxi Photphat có trong nước bọt, lắng đọng thành những lớp dày ở dưới thân răng, nướu răng. Màu sắc của vôi răng thường là trắng đục, vàng nâu, gây xỉn màu, kém thẩm mỹ cho hàm răng chúng ta.

2. Những tác hại do vôi răng gây ra

Vôi răng tích tụ lâu ngày có thể gây ra các vấn đề từ nhẹ, tới nặng đối với sức khỏe của răng:

– Hôi miệng

– Phá hủy lớp men răng, thúc đẩy quá trình sâu răng

– Là nơi lý tưởng cho các vi khuẩn gây hại răng cư trú

– Là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm nha chu, viêm nướu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng… có thể khiến răng lung lay, mất răng…

– Là nguyên nhân gây tụt nướu, làm lộ chân răng

– Gây chảy máu chân răng, ê buốt răng khi ăn, uống…

3. Cạo vôi đánh bóng răng là như thế nào? Những lợi ích của việc làm này?

Cạo vôi đánh bóng răng – 7 điều bạn cần biết

Cạo vôi đánh bóng răng là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Thực chất đây là những bước cơ bản trong quá trình chăm sóc răng miệng định kỳ mà bác sĩ thường thực hiện cho các bệnh nhân. 

Lấy cao răng là thủ thuật nha khoa, giúp loại sạch các mảng bám lâu ngày hình thành trên răng, giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, làm cho răng sáng màu hơn. Việc làm này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng của chúng ta. Hiện nay, lấy cao răng bằng phương pháp mới hiện đại, đó là sử dụng thiết bị siêu âm để loại bỏ cao răng, mảng bám một cách nhẹ nhàng hơn. Đầu máy siêu âm tạo ra bước sóng giúp phá vỡ các liên kết cao răng, loại bỏ cao răng nhẹ nhàng và hiệu quả, thậm chí cả những lớp cao răng nằm sâu dưới nướu.

Đánh bóng răng là thủ thuật được thực hiện sau khi lấy cao răng. Phương pháp này sử dụng các dụng cụ nha khoa và sáp đánh bóng, nhằm lấy đi những vụn vôi nhỏ còn sót lại trên bề mặt và kẽ răng, đồng thời làm cho răng láng bóng, giúp kháng mảng bám tốt hơn, ngăn ngừa mảng bám trở lại.

Những lợi ích của việc cạo vôi và đánh bóng răng:

– Loại bỏ hiệu quả vôi răng, mảng bám trong miệng, giúp làm giảm hôi miệng

– Phòng ngừa các bệnh lý về răng như viêm nướu, sưng nướu, chảy máu lợi, mất răng…

– Hạn chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn lên men carbohydrate tạo ra acid, dân đến sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli… trong cao răng.

– Giảm tình trạng ê buốt răng

– Giúp răng sáng màu hơn và nhẵn bóng

4. Ai nên cạo vôi đánh bóng răng?

Tìm hiểu thêm: Niềng răng giá rẻ và những điều cần lưu ý

Cạo vôi đánh bóng răng – 7 điều bạn cần biết

Tất cả chúng ta đều cần lấy cao răng định kỳ để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.

Theo các bác sĩ nha khoa, tất cả chúng ta nên lấy cao răng và đánh bóng răng định kỳ để có hàm răng khỏe mạnh và sáng bóng. Đặc biệt, việc làm này cần thiết hơn đối với những người:

– Có nhiều mảng bám ở răng, khiến răng xỉn màu

– Bị viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng

– Thường xuyên bị ê buốt răng

5. Quy trình thực hiện lấy cao răng, đánh bóng răng

Bước 1: Khám răng miệng và tư vấn 

Bác sĩ sẽ thăm khám, phát hiện xem người bệnh có mắc các bệnh lý răng miệng nào không, đánh giá mức độ của cao răng.

Bước 2: Thực hiện lấy cao răng 

Bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng dưới sự trợ giúp của sóng siêu âm với tần số phù hợp. Với kỹ thuật của bác sĩ kinh nghiệm, các mảng bám sẽ được lấy ra một cách nhẹ nhàng. 

Bước 3: Làm láng bề mặt răng

Tiếp theo, bác sĩ sẽ làm láng bề mặt gốc răng bằng loại thuốc nha khoa chuyên dụng, giúp răng sạch và bóng hơn, kháng mảng bám, hạn chế nguy cơ tích tụ mảng bám trở lại.

Bước 4. Vệ sinh răng lần cuối

Khách hàng được hướng dẫn súc miệng, và được vệ sinh sạch sẽ, hoàn tất quá trình.

Toàn bộ quy trình lấy cao răng và đánh bóng sẽ diễn ra trong khoảng 15 – 30 phút, tùy vào mức độ cao răng của mỗi khách hàng. Trong trường hợp khách hàng có vôi răng bám dày, thời gian thực hiện sẽ lâu hơn.

6. Bao lâu nên cạo vôi, đánh bóng răng 1 lần?

Cạo vôi đánh bóng răng – 7 điều bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách chữa răng cửa bị sâu

Lấy cao răng và đánh bóng răng sẽ giúp bạn có hàm răng sáng khỏe.

Theo các bác sĩ nha khoa, chúng ta nên lấy cao răng và đánh bóng định kỳ 6 tháng/ lần. Bên cạnh đó, việc chăm sóc răng đúng cách cũng rất quan trọng, giúp hình thành mảng bám ít và chậm hơn. Trong quá trình lấy cao răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc răng phù hợp nhất.

7. Cách chăm sóc sau khi cạo vôi răng?

Sau khi cạo vôi đánh bóng răng, hàm răng của chúng ta cần được chăm sóc đặc biệt, bởi sau khi lấy cao răng, hàm răng khá nhạy cảm.

Lưu ý khi chăm sóc răng:

– Không nên ăn, uống thực phẩm nóng hoặc lạnh, bởi răng dễ bị ê buốt, tổn hại men răng.

– Không ăn những thực phẩm cứng và dẻo, bởi chúng làm cho răng bị dính, khó làm sạch

– Không nên dùng những thực phẩm có màu đậm như cà phê, nước ngọt, socola sau khi lấy cao răng

– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đừng quên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn hiệu quả

– Tái khám nha khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng

Với những thông tin vừa rồi, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về vai trò của lấy vôi và đánh bóng răng, cũng như quy trình thực hiện, cách chăm sóc. Đừng quên bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình bằng việc thực hiện định kỳ và khám nha khoa 6 tháng/ lần nhé.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *