Lấy vôi răng định kỳ là một thói quen rất tốt để bảo vệ răng miệng của bạn luôn khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Vậy chi phí lấy vôi răng bao nhiêu, có đắt không? Mấy tháng thì lấy vôi răng 1 lần? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết về vấn đề lấy vôi răng nhé.
Bạn đang đọc: Cập nhật chi phí lấy vôi răng mới nhất hiện nay
1. Vì sao nên tạo và duy trì thói quen lấy vôi răng định kỳ?
Vôi răng là những mảng bám, thức ăn thừa tích tụ quanh khu vực kẽ răng và chân răng trong miệng. Theo thời gian cùng sự tác động của vi khuẩn, chúng sẽ bị vôi hóa và chuyển thành vết cặn cứng bám trên trên thân răng và nướu.
Lấy vôi răng định kỳ giúp làm sạch mảng bám, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho răng miệng
Khi vôi răng tích tụ nhiều, chúng trở nên dễ nhận biết chỉ bằng mắt thường. Chúng có thể có màu trắng đục hoặc vàng nâu, thậm chí có thể chuyển sang màu đen. Ngoài ảnh hưởng thẩm mỹ, vôi răng còn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như:
– Bệnh viêm nướu: Vi khuẩn trong vết cặn vôi răng có thể gây ra viêm nướu, và khi tiến triển, nó có thể dẫn đến tình trạng tụt nướu. Đây là nguyên nhân chính của bệnh viêm nha chu.
Bệnh viêm chu: Là tiến triển của bệnh viêm nướu tạo thành. Mảng bám vôi răng cung cấp môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây tụt nướu. Khi bệnh nha chu phát triển, vi khuẩn có thể tấn công xương ổ răng và dây chằng nha chu. Bệnh viêm nha chu làm tăng nguy cơ mất răng.
Bệnh niêm mạc miệng: Vôi răng là yếu tố góp phần thúc đẩy bệnh niêm mạc miệng phát triển nhanh hơn, gây lở miệng và dễ tăng nặng.
– Lợi bị chảy máu, miệng hôi: Khi bị viêm nha chu vì vôi răng, bệnh nhân có nguy cơ cao bị chảy máu, hôi miệng. Nguy hiểm hơn, tình trạng này còn có thể khiến cho răng trở nên nhạy cảm, lung lay và gây rụng răng sớm.
Theo các chuyên gia, vôi răng có khả năng bám chặt lên bề mặt răng. Do đó, việc chải răng hàng ngày (mỗi buổi sáng và buổi tối) không đủ để loại bỏ hoàn toàn vôi răng khỏi khoang miệng. Bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ xử lý loại bỏ hết vôi răng mảng bám bằng các máy móc, thiết bị nha khoa hiện đại. Các chuyên gia cũng khuyến cáo việc xây dựng và duy trì thói quen lấy vôi răng định kỳ là rất cần thiết để bảo vệ một hàm răng chắc khỏe, ngăn ngừa tối đa các bệnh lý về răng miệng.
2. Nên lấy vôi răng bao lâu 1 lần thì tốt?
Tìm hiểu thêm: Trước khi sinh cần chuẩn bị những gì?
Nên duy trì thói quen lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần
Việc lấy vôi răng với tần suất quá dày hay cách quá xa cũng đều không tốt cho sức khỏe răng miệng. Vì thế, các nha sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên đi kiểm tra răng miệng và lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần.
Lưu ý rằng, thời gian lấy cao răng bao lâu 1 lần thì tốt còn tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt của mỗi người:
– Với người vệ sinh răng miệng tốt, men răng khỏe, ít cao răng có thể giãn chu kì lấy cao răng nhiều hơn 6 tháng/lần;
– Với người có thói quen ăn uống dễ để lại nhiều mảng bám hay thường xuyên uống cafe, thuốc lá, bia rượu… thì có thể sẽ phải rút ngắn chu kì lấy cao răng, chỉ từ 3 – 4 tháng/lần;
– Trẻ dưới 10 tuổi trước khi lấy cao răng cần được bác sĩ khám và kiểm tra rồi mới chỉ định có lấy cao răng hay không. Hơn thế, việc lấy cao răng cũng cần thực hiện nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng tới răng miệng còn nhiều nhạy cảm của các bé.
Như vậy, để biết chính xác nên lấy cao răng bao lâu 1 lần, bạn nên đi khám để được bác sĩ nha khoa kiểm tra và tư vấn cụ thể.
3. Chi phí lấy vôi răng hết bao nhiêu?
>>>>>Xem thêm: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến hiện nay
Tại các đơn vị nha khoa uy tín, giá lấy cao răng có thể chỉ cao hơn chút nhưng lại đảm bảo chất lượng
Lấy cao răng hết bao nhiêu tiền 1 lần hiện là thắc mắc của rất nhiều độc giả. Tại mỗi đơn vị nha khoa, dịch vụ lấy cao răng sẽ được định giá khác nhau, dựa trên các yếu tố như:
– Mức độ vôi răng: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lấy vôi răng. Những người có ít cao răng và không mắc các vấn đề về răng miệng thường phải chi trả chi phí thấp hơn. Ngược lại, những người có nhiều cao răng sẽ phải thanh toán mức giá cao hơn do độ phức tạp cao hơn trong quá trình xử lý.
– Đối tượng lấy vôi răng: Chi phí lấy vôi răng cũng phụ thuộc vào đối tượng của dịch vụ. Thường thì trẻ em sẽ có mức giá thấp hơn so với người lớn khi thực hiện quá trình lấy cao răng.
– Đơn vị nha khoa thực hiện lấy vôi răng: Lấy vôi răng là dịch vụ nha khoa không quá phức tạp. Tuy nhiên, tại khác nha khoa uy tín, dịch vụ được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ giỏi, giá lấy cao răng cũng sẽ cao hơn một chút. Tuy nhưng, mức giá chênh lệch cũng không quá nhiều, thường chỉ từ vài chục nghìn đồng đến 100.000 đồng hoặc 200.000 đồng.
Hiện nay, trung bình giá lấy cao răng tại các đơn vị nha khoa sẽ dao động từ 200.000 – 400.000 đồng/lần. Để biết chính xác hơn giá lấy cao răng, bạn hãy liên hệ với cơ sở mình dự định sẽ thực hiện lấy cao răng nhé.
4. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi lấy vôi răng đơn giản lại hiệu quả
Ngoài việc tuân thủ lấy cao răng định kỳ, bạn cũng cần xây dựng một thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi lấy cao răng để ngăn ngừa tối đa tình trạng hình thành mảng bám hại cho sức khỏe răng miệng:
– Hãy giữ thói quen vệ sinh răng miệng từ 2 – 3 lần/ngày. Bạn đánh răng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.
– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các cặn và vụn thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng và hốc răng, nơi mà bàn chải khó tiếp cận.
– Súc miệng sau khi đánh răng. Bạn nên súc miệng với nước muối ấm hoặc dùng nước súc miệng chuyên dụng khi đã đánh răng. Điều này giúp tăng khả năng diệt khuẩn và ngăn chặn mảng bám tích tụ.
– Hãy duy trì thói quen khám răng định kỳ 2 – 3 lần trong năm để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề bất thường, từ đó có cách xử lý kịp thời.
Trên đây bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc chi phí lấy vôi răng hết bao nhiêu và cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng sao cho tốt. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về dịch vụ lấy cao răng tốt, thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ giỏi, giá cả lại phải chăng thì hãy liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.