Caroten máu là gì? Tăng caroten máu có sao không?

Nhiều người biết đến caroten trong rau quả, nhưng khi nói đến caroten máu, có lẽ nhiều phụ huynh không biết đó là gì. Để tìm hiểu caroten máu là gì? tăng caroten máu ở trẻ em có liệu nguy hiểm không? Mời ba mẹ hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Caroten máu là gì? Tăng caroten máu có sao không?

Hốt hoảng khi nghe con bị tăng Caroten máu

Caroten máu là gì? Tăng caroten máu có sao không?

“Trước đây tôi chỉ biết caroten có trong rau quả, chứ hỏi caroten máu là gì? hay tăng caroten máu ở trẻ em có nguy hiểm gì không? thì thật sự tôi không biết. Cho đến khi con trai tôi được khoảng 8 tháng tuồi,  trong một lần tôi cho bé ra ngoài, và có người bảo trông da con rất vàng. Tôi hoảng hốt nhìn lại thì đúng thật, ở các vùng da phía quanh mũi và lòng bàn tay, bàn chân của con có màu vàng rõ rệt.

Tôi lo lắng quá nên cho con đi khám Nhi ở Thu Cúc, ban đầu được các bác sĩ chẩn đoán con bị tăng caroten máu. Tôi rất vô cùng lo sợ, không biết caroten máu là gì? và con có bị làm sao không? nhưng sau khi được bác sĩ tư vấn và giải thích cụ thể về caroten máu thì tôi đã yên tâm hơn rất nhiều, và cũng không còn sợ hãi nữa”.

Đây là tâm sự của chị Nguyễn Thị Hiền (32 tuổi – Hà Đông) chia sẻ trong một lần đi cho bé đi khám tại Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

Vậy Caroten máu là gì?

Tìm hiểu thêm: Các trường hợp ho kéo dài ở trẻ ba mẹ cần đặc biệt lưu ý

Caroten máu là gì? Tăng caroten máu có sao không?

caroten máu là gì?

Caroten có trong các loại rau quả màu vàng hoặc màu da cam như: xoài, đu đủ, mơ, cà rốt và còn có cả trong rau xanh, lòng đỏ trứng gà, … (ảnh minh họa)

Phần lớn các bậc phụ huynh đều biết caroten có trong các loại rau quả màu vàng hoặc màu da cam như: xoài, đu đủ, mơ, carot hoặc một số loại thực phẩm khác như lòng đỏ trứng, sữa, các chất phụ gia màu,… Tuy nhiên caroten còn có nhiều trong rau xanh, như: cà tím, các loại đậu như đạu bắp, đậu hà lan, đậu đỗ, xúp lơ xanh, bí ngô,… Phần lớn ba mẹ biết đến caroten ở những loại thực phẩm này là vì caroten được khuyến khích dùng trong chế độ ăn dặm của trẻ.

Tuy nhiên ít phụ huynh biết về caroten máu. Sở dĩ điều này xảy ra do caroten máu không tự tổng hợp được mà phải được đưa vào cơ thể qua thức ăn. Chúng được tiêu hóa dưới dạng tinh thể và chất đặc vô định hình. Việc phá vỡ thành tế bào giúp làm tăng lượng caroten trong máu.

Caroten xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là α, β, và γ. β-caroten sẽ chuyển thành Vitamin A, nhưng sự chuyển đổi này diễn ra chậm, vì vậy một lượng lớn β-caroten cũng không gây ngộ độc Vitamin A.

Tăng caroten máu ở trẻ có nguy hiểm không?

Tăng caroten máu là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ vì các thực phẩm giàu caroten thường được chọn làm món ăn dặm đầu tiên cho trẻ, và khi bổ sung quá nhiều có thể khiến dư thừa lượng caroten trong máu. Đây là một vấn đề lành tính và cha mẹ không nên quá lo lắng, da của trẻ sẽ trở lại bình thường sau một vài tuần khi được cải thiện chế độ ăn uống tốt, giảm bớt lượng caroten và thường không gây bệnh lý nguy hiểm gì cho trẻ.

Trong một vài trường hợp đặc biệt, tăng caroten máu có thể xuất hiện trong chứng chán ăn tâm thần, tiểu đường, thiểu năng tuyến giáp, bệnh gan và bệnh thận, tuy nhiên thường chiếm tỷ lệ rất ít ở trẻ em mắc chứng tăng caroten máu. Trong quá trình thăm khám với bác sĩ sẽ cho biết các bệnh lý liên quan này.

Biểu hiện của trẻ khi bị tăng caroten máu như thế nào?

Caroten máu là gì? Tăng caroten máu có sao không?

>>>>>Xem thêm: Khám và điều trị ngộ độc thức ăn ở trẻ em

biểu hiện của trẻ khi bị tăng caroten máu

Trẻ bị tăng caroten máu dễ nhận thấy nhất là ở rãnh mũi má, lòng bàn tay và lòng bàn chân thường có màu vàng. (ảnh minh họa)

Caroten hòa tan trong mỡ nên có thể lắng đọng tại lớp sừng của da, khiến da bé có màu vàng. Các vị trí thường dễ nhận thấy nhất là ở rãnh mũi má, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Củng mạc và niêm mạc không có lớp sừng nên thường không xuất hiện màu vàng, điều này giúp phân biệt trẻ bị vàng da do tăng caroten với vàng do tăng bilirubin máu.

Triệu chứng vàng da do tăng caroten máu có thể biến mất sau 2 tuần, nếu như ba mẹ có điều sự điều chỉnh hợp lý về chế độ ăn cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *