Cắt amidan trong trường hợp nào?

Nhiều người cứ nghĩ rằng bị viêm amidan là phải cắt bỏ, tuy nhiên thực tế không phải vậy. Tùy từng trường hợp mà có phác đồ điều trị phù hợp. Vậy cắt amidan trong trường hợp nào?
Theo các chuyên gia y tế,  bệnh hay gặp nhất của amidan là viêm. Viêm amidan có thể là viêm cấp tính hoặc viêm mạn tính.
Khi bị viêm amidan cấp tính người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao (thường là 39 – 40 độ C), có khi kèm theo rét run, đau họng, rát họng, nuốt đau, ho. Viêm amidan mạn tính cũng có sốt nhưng sốt nhẹ, người mệt mỏi, rát họng, ngứa họng, ho khan hoặc có đờm, miệng hôi, đôi khi nuốt có cảm giác vướng ở họng.

Bạn đang đọc: Cắt amidan trong trường hợp nào?

Cắt amidan trong trường hợp nào?

Không phải trường hợp viêm amidan nào cũng cần phải cắt amidan

Viêm amidan mạn tính đôi khi có những đợt cấp tính do thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, rét, mưa hoặc uống nước lạnh, nước đá hoặc nằm, ngồi dưới máy điều hòa nhiệt độ lạnh hoặc sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm.

1. Vậy cắt amidan trong trường hợp nào?

Cắt amidan là thủ thuật thường được chỉ định trong những trường hợp:

  • Viêm amidan quá phát, điều trị nội khoa bằng thuốc không hiệu quả, tái đi tái lại nhiều lần trong năm (quá 5 lần)
  • Viêm amidan đã gây biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm cầu thận cấp, viêm khớp cấp, bệnh thấp tim…

Tìm hiểu thêm: Mổ tuyến giáp và những điều cần biết

Cắt amidan trong trường hợp nào?

Cắt amidan trong trường hợp viêm amidan mạn tính tái phát nhiều lần trong năm, có nhiều biến chứng

2. Ai không nên cắt amidan?

Không phải trường hợp nào cũng cần phải cắt amidan. Không nên cắt amidan khi trẻ dưới 5 tuổi (vì một mặt sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của trẻ, mặt khác vì amidan chưa phát triển hết, nếu cắt nó sẽ phát triển lại).
Người trên 45 tuổi cũng không nên cắt amidan bởi vì ở lứa tuổi này còn nhiều bệnh kèm theo mà các bệnh đó được chống chỉ định trong cắt amidan như bệnh tăng huyết áp, bệnh về tim mạch (xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành). Mặt khác ở lứa tuổi này amidan thường bị xơ hóa nếu cắt có thể gây chảy máu nhiều và kéo dài rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân: gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu. Chính vì vậy, cắt amidan trong trường hợp nào được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

Cắt amidan trong trường hợp nào?

>>>>>Xem thêm: Tuyến yên nằm ở đâu và có chức năng gì?

Sau khi cắt amidan cần chú ý tới chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh

Tốt nhất, trước khi cắt bệnh nhân phải được làm các xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra. Nếu có chỉ định, bệnh nhân nên phẫu thuật tại các bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng.
Sau phẫu thuật, người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Sau cắt amidan từ 7-10 ngày nếu có chảy máu, cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời. Đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh chế độ chăm sóc phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *