Khi phát hiện bất thường ở bao quy đầu ở trẻ, nhiều cha mẹ băn khoăn có nên cắt hay không. Vậy cắt bao quy đầu trẻ em khi nào cần thực hiện và cần lưu ý những gì sau phẫu thuật cắt? Cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây
Bạn đang đọc: Cắt bao quy đầu trẻ em khi nào cần thực hiện?
1. Những tình trạng bất thường ở bao quy đầu của các bé trai
Bao quy đầu là da bao quanh dương vật khi trẻ còn nhỏ. Da bao quy đầu có tác dụng bảo vệ phần quy đầu khỏi những tác động bất lượi từ bên ngoài như các tác nhân bụi bẩn, xâm nhập vi khuẩn, các tác động lực gây xước, tổn thương,….Các nghiên cứu cho thấy ở vùng bao quy đầu có các tế bào miễn dịch Langerhans có chức năng ngăn chặn nhiễm trùng, giảm viêm cho dương vật.Ngoài ra, bao quy đầu còn có tuyến nhờn giúp đầu dương vật được bôi trơn và bảo vệ.
Ở trạng thái bình thường, phần lớn trẻ đều dài và hẹp bao quy đầu lúc nhỏ và thường tự động tụt xuống khi trẻ từ 4 đến 5 tuổi. Tuy nhiên nếu ở độ tuổi này mà bao quy đầu vẫn không thể tụt xuống bình thường chứng tỏ bao quy đầu đang gặp bất thường cần thăm khám và can thiệp y tế. Có hai tình huống bất thường có thể xảy ra ở vùng bao quy đầu là tình trạng hẹp bao quy đầu và dài bao quy đầu ở trẻ. Trong đó:
Minh họa các tình trạng bất thường bao quy đầu có thể gặp
– Tình trạng hẹp bao quy đầu
Bao quy đầu hẹp, gây ép phần quy đầu và dương vật. Quan sát khi trẻ đi tiểu thường tia nước rất nhỏ, trẻ có hiện tượng tiểu són, khó tiểu hoặc thậm chí phải rặn mạnh mới có thể đi tiểu. Sau nhiều lần đi tiểu dễ bị đọng tiểu ở bao quy đầu tạo nên các cục trắng hoặc hay bị viêm nhiễm gây sưng tấy, đỏ.
– Tình trạng nghẹt bao quy đầu
Bao quy đầu bó hẹp và chít nghẹt phần quy đầu khiến khó tiểu, bí tiểu.
– Tình trạng dài bao quy đầu
Bao quy đầu rất dài, phủ kín khiến quy đầu không lộ ra ngoài. Dài bao quy đầu khiến các chất thải khi đi tiểu rất dễ đọng lại phía trong và dần gây nên tình trạng viêm nhiễm.
2. Khi nào nên thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ?
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị co giật nguyên nhân do đâu?
Nhiều cha mẹ băn khoăn khi nào cần cắt bao quy đầu trẻ em
Khi bao quy đầu của trẻ xuất hiện những bất thường ở da quy đầu và các biện pháp khác không phát huy hiệu quả thì cắt bao quy đầu là biện pháp được áp dụng cuối cùng.
Với trường hợp cắt bao quy đầu trẻ em được thực hiện khi:
– Bao quy đầu bao trùm toàn bộ phần dương vật và không thể lộn lớp da một cách tự nhiên ngay cả khi cương cứng cũng như ở trạng thái bình thường.
– Hẹp bao quy đầu sinh lý từ nhỏ. Khi trẻ lớn hơn tình trạng hẹp không được cải thiện gây nên tình trạng đi tiểu khó, viêm quy đầu thường xuyên.
– Bao quy đầu bị nghẹt, quá nhỏ hoặc dính trực tiếp với đầu dương vật khiến máu không thể lưu thông tốt tại vùng quy đầu. Thông thường tình trạng này thường xảy ra khi cha mẹ đã tác động nong bao quy đầu cho trẻ nhưng không thành công.
Khi trẻ có một trong những biểu hiện trên, cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi thăm khám tại các địa chỉ y khoa uy tín để can thiệp sớm bởi nếu kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng, bệnh lý nam khoa ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sinh dục sau này của trẻ như: tình trạng xuất tinh sớm, dương vật bị viêm, nhiễm trùng, viêm niệu đạo và thậm chí là ung thư dương vật.
Bên cạnh các trường hợp cần cắt bao quy đầu thì một số trường hợp sau đây không nên cắt:
– Trẻ quá nhỏ, dưới 1 tuổi.
– Có biểu hiện lỗ tiểu đóng thấp.
– Dương vật bị dị dạng như vùi dương vật, nhỏ dương vật hay cong dương vật,.. mà chưa được điều trị.
– Chưa từng thử các biện pháp điều trị không xâm lấn hoặc có lỗ tiểu đóng thấp.
3. Những lợi ích cho trẻ khi thực hiện cắt bao quy đầu
Bên cạnh những lợi ích ngăn ngừa bệnh lý tương lai cho trẻ thì khi cắt bao quy đầu còn mang lại những lợi ích như:
– Giúp việc vệ sinh vùng kín được dễ dàng hơn do phần da thừa ở quy đầu được loại bỏ. Từ đó giúp hạn chế tối đa những tấn công của sinh vật và vi sinh vật, giảm thiểu viêm nhiễm do khu vực quy đầu và dương vật luôn được giữ gìn khô thoáng.
– Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống sau này, điển hình trong vấn đề sinh hoạt tình dục bởi giúp dương vật có thể phát triển bình thường và không còn đau rát, nghẹt khi quan hệ tình dục..
– Tránh hoại tử dương vật, tránh teo dương vật, giảm nguy cơ vô sinh và ngăn ngừa chứng ung thư dương vật.
4. Thực hiện cắt bao quy đầu trẻ em như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Làm gì khi trẻ biếng ăn? Cha mẹ bỏ túi ngay bí kíp
Mô tả quá trình cắt bao quy đầu cho trẻ
Để thực hiện cắt bao quy đầu ở trẻ, trước hết hãy lựa chọn một địa chỉ y tế uy tín, đảm bảo đầy đủ yêu cầu về chất lượng chuyên môn bác sĩ, trang thiết bị và yếu tố vô khuẩn để thực hiện cho trẻ.
Quá trình cắt bao quy đầu về cơ bản sẽ diễn ra theo quy trình:
Bước 1: Thăm khám và chẩn đoán mức độ bất thường của bao quy đầu. Nếu có thể can thiệp bằng các giải pháp không xâm lẫn, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn. Ngược lại, trong trường hợp cần cắt bao quy đầu, bác sĩ cũng sẽ giải thích cho cha mẹ để hiểu rõ tình trạng của trẻ.
Bước 2: Thực hiện cắt bao quy đầu: Quá trình cắt được thực hiện nhanh chóng và không quá phức tạp. Tuy nhiên ở trẻ da bao quy đầu rất mỏng và quy đầu cũng rất dễ bị tổn thương, chính vì vậy đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện một cách chính xác, nhất là trong các trường hợp có dấu hiệu dính quy đầu.
Bước 3: Chăm sóc sau cắt
Sau cắt bao quy đầu, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ và kê thuốc chống nhiễm trùng. Đồng thời những lưu ý về chăm sóc cũng được đưa ra và cha mẹ cần ghi nhớ lời dặn cũng như lịch tái khám cho bé.
5. Chăm sóc trẻ sau cắt bao quy đầu
Chăm sóc sau tiểu phẫu cắt bao quy đầu trẻ em đúng cách hết sức quan trọng để tránh nhiễm trùng cho trẻ. Cha mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ cần lưu ý:
– Tuân theo chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ, bao gồm việc uống thuốc chống nhiễm trùng, vệ sinh vết thương và thực hiện tái khám theo lịch đã hẹn.
– Lựa chọn trang phục rộng rãi, dễ thấm mồ hôi và thoáng mát cho trẻ để hạn chế tối đa cọ xước gây tổn thương vùng quy đầu.
– Tránh tắm bồn cho trẻ, thay vào đó khi vệ sinh nên sử dụng vòi hoa sen và lau nhẹ nhàng khu vực xung quanh bao quy đầu, vùng bao quy đầu cần giữ khô ráo, vệ sinh bằng dung dịch theo chỉ định của bác sĩ.
– Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh chạy nhảy hoặc vận động mạnh cho đến khi vết thương phục hồi hoàn toàn.
– Duy trì chế độ ăn uống đủ chất, tránh chất kích thích như các loại nước tăng lực, bia, tránh khói thuốc lá.
Trên đây là một số vấn đề về cắt bao quy đầu trẻ em. Hi vọng với những thông tin này, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn về những nguy cơ khi trẻ hẹp, dài bao quy đầu và những lợi ích khi cắt bao quy đầu và những lưu ý để chăm trẻ đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.