Nội soi cắt polyp đại tràng là phương pháp cần thiết để ngăn chặn những ảnh hưởng, biến chứng của polyp đối với sức khỏe người bệnh. Khi nào cần cắt polyp và quy trình thực hiện như thế nào là điều mà nhiều người quan tâm. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Cắt polyp đại tràng như thế nào? Khi nào cần thực hiện?
1. Khái quát chung về polyp đại tràng
Polyp đại tràng là khối nhỏ các tế bào hình thành bất thường trên niêm mạc đại tràng.
Các polyp diễn biến âm thầm, hầu hết không có triệu chứng. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà polyp có thể gây cho bệnh nhân những triệu chứng như: đau bụng, đi ngoài phân máu, thay đổi tính chất phân, buồn nôn, nôn…
Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng phổ biến hơn cả ở người lớn tuổi, người có lối sống không lành mạnh. Tuổi tác và gen di truyền cũng là yếu tố nguy cơ.
Polyp đại tràng hầu hết là lành tính nhưng vẫn có số ít tiềm ẩn khả năng ác tính (ung thư). Polyp lành tính lại được chia thành 2 nhóm là:
– Nhóm polyp lành tính và gần như không có khả năng phát triển thành ung thư: gồm polyp viêm, polyp tăng sản,…;
– Nhóm lành tính nhưng có khả năng ung thư hoá sau một thời gian: gồm polyp tuyến ống, polyp nhung mao hoặc polyp tuyến ống nhung mao. Khả năng ung thư của polyp nhóm này tỷ lệ thuận với kích thước của chúng:
+ Polyp đại tràng có kích thước dưới 1cm: Nguy cơ ung thư 0 – 2%;
+ Polyp đại tràng có kích thước từ 1cm – 2cm: Nguy cơ ung thư 10 – 20%;
+ Polyp đại tràng kích thước từ 2cm trở lên: Nguy cơ ung thư 30 – 50%.
Polyp được chia làm 2 loại là polyp có cuống và polyp không có cuống
Để điều trị polyp đại tràng, nội soi cắt polyp là phương pháp phổ biến nhất hiện nay do kỹ thuật không xâm lấn, đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cao.
2. Khi nào cần thực hiện thủ thuật?
Khi nào cần tiến hành nội soi cắt polyp đại tràng? Điều này phụ thuộc phần lớn vào loại polyp, kích thước cũng như số lượng polyp của bệnh nhân.
Nếu polyp đại tràng thuộc nhóm lành tính, có số lượng ít, kích thước nhỏ dưới 0,5 cm, bệnh nhân có thể không cần cắt bỏ vì tiến triển của nhóm này thường không chuyển thành ung thư. Tuy nhiên, đây vẫn là trường hợp cần theo dõi định kỳ bằng nội soi.
Mặt khác, nếu polyp thuộc nhóm nguy cơ diễn tiến ác tính, số lượng nhiều, kích thước trên 0,5 cm, loại bỏ polyp là cần thiết để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp các polyp nhỏ hơn 0,5 cm nhưng có hình dạng khác lạ, bề mặt sần sùi, giống như khối ác tính, bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần cắt bỏ và tiến hành sinh thiết để xác định nguy cơ tiềm ẩn.
Ngoài ra, trước khi cắt polyp đại tràng, bác sĩ cũng sẽ xem xét kỹ lưỡng mức độ tổn thương, tuổi bệnh nhân, bệnh phối hợp (nếu có) và nguy cơ khi cắt bỏ. Người bệnh được phổ biến về lợi ích và nguy cơ khi làm thủ thuật…
3. Quy trình cắt polyp đại tràng không đau
Bệnh nhân sau khi nhập viện sẽ được kiểm tra sức khỏe và làm một số xét nghiệm cần thiết. Nếu đáp ứng được các điều kiện về sức khỏe để tiến hành thủ thuật, người bệnh sẽ được dùng thuốc làm sạch đại tràng và chuẩn bị cho quá trình nội soi cắt polyp. Tiến hành nội soi, sau khi gây mê để giảm đau cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi mềm có gắn camera vào cơ thể người bệnh qua đường hậu môn. Dựa trên hình ảnh được chuyển tải về máy, bác sĩ xác định vị trí polyp, tiến hành cắt bỏ bằng cách vòng một sợi dây mỏng quanh gốc polyp và sử dụng nhiệt để đốt phần gốc polyp cho đến khi chúng đứt ra.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì?
Cắt polyp đại tràng thông qua nội soi
Đối với polyp có kích thước lớn hơn, sẽ được loại bỏ bằng cách phân polyp thành nhiều mẩu nhỏ và đưa ra bên ngoài. Bác sĩ sau đó có thể chỉ định lấy mẫu sinh thiết nhằm kiểm tra nguy cơ tiến triển ác tính của polyp vừa cắt.
Bệnh nhân sau khi thực hiện thủ thuật được đưa về phòng hậu phẫu theo dõi sức khoẻ. Thông thường, với những loại polyp nhỏ và tính chất đơn giản thì người bệnh chỉ cần đợi hết tác dụng của thuốc mê là có thể xuất viện về nhà nghỉ ngơi. Còn nếu khối polyp có kích thước lớn hơn 1 cm, số lượng nhiều (từ 3 cái), tính chất phức tạp thì người bệnh có thể phải nằm viện theo dõi từ 1-2 ngày.
4. Ưu – nhược điểm của phương pháp cắt polyp đại tràng
4.1 Ưu điểm của phương pháp cắt polyp đại tràng
Nội soi cắt polyp đại tràng là phương pháp có độ an toàn cao, không cần rạch da, không cần mổ mở, hạn chế tối đa tai biến do phẫu thuật như nhiễm trùng vết mổ, chảy máu, thủng ruột, thậm chí tử vong.
Thủ thuật sử dụng dụng cụ phẫu thuật cắt đốt dạng thòng lọng gắn với máy nội soi để cắt và cầm máu trong lòng đại tràng. Do đó, không gây đau như phẫu thuật thông thường, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
>>>>>Xem thêm: Phát hiện polyp đại tràng trái và cách điều trị
Bác sĩ thực hiện kẹp clip tại vị trí cắt để giảm thiểu tối đa nguy cơ chảy máu vị trí cắt polyp
Cắt polyp thôi qua nội soi thực hiện dựa trên cơ sở ngoại trú, vì vậy người bệnh không bắt buộc phải lưu viện.
Sau khi cắt, phần lớn người bệnh có thể về nhà trong ngày, đi lại và sinh hoạt bình thường.
4.2 Nhược điểm của phương pháp cắt polyp đại tràng
Bệnh nhân mắc polyp đại tràng số lượng lớn, việc điều trị không thể thực hiện một lần mà cần tiến hành nhiều lần (mỗi lần cắt 5 – 10 polyp). Chi phí điều trị phụ thuộc vào số lần điều trị nên cũng vì vậy mà tăng lên. Điều này có thể gây mất thời gian và làm người bệnh khó chịu.
Trong quá trình nội soi cắt polyp đại tràng, người bệnh có thể bị nôn ói. Sau khi kết thúc thủ thuật thì thường cảm thấy đau bụng nhẹ.
Cắt polyp đại tràng thông qua nội soi là một thủ thuật đơn gian, không xâm lấn, không gây đau đớn nên người bệnh có thể an tâm lựa chọn để điều trị bệnh, chặn biến chứng ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, để có phương án điều trị phù hợp nhất, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Việc khám và sàng lọc polyp cũng nên được thực hiện mỗi năm 1 lần (Ngay cả khi bệnh nhân từng cắt bỏ polyp).
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.