Rất nhiều thường băn khoăn trước câu hỏi “cắt trĩ rồi có bị lại không”, lo sợ trĩ có thể tái phát và nặng hơn. Vì thế mà trì hoãn điều trị, chần chừ trước việc mổ cắt trĩ. Vậy sau khi phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ rồi, trĩ còn có cơ hội quay trở lại không? Dưới đây là câu trả lời chi tiết:
Bạn đang đọc: Cắt trĩ rồi có bị lại không?
1. Giải đáp thắc mắc cắt trĩ rồi có bị lại không?
Câu trả lời là CÓ THỂ. Nguyên nhân là do búi trĩ sau khi được loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh rồi vẫn có thể quay trở lại nếu chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ, cụ thể:
– Sau phẫu thuật trĩ nếu ăn nhiều đồ ăn cứng, khó tiêu hóa, ăn nhiều dầu mỡ khiến ruột phải làm việc nhiều để đào thải phân thì nguy cơ trĩ dễ quay lại.
– Sử dụng quá nhiều thực phẩm và thức uống từ sữa có thể khiến người bệnh bị đầy bụng, trực tiếp làm tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng. Điều này đặc biệt không tốt cho những người đã từng phẫu thuật trĩ.
– Không có ý thức kiêng khem, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê… có thể khiến cơ thể nhanh mất nước, khô phân, gây khó khăn trong quá trình đi đại tiện. Tình trạng này khiến người bệnh phải dùng lực rặn khi đi, dễ khiến vùng hậu môn bị ảnh hưởng, đau đớn và là con đường khiến trĩ có cơ hội quay trở lại.
– Ngồi nhiều, làm việc nặng liên tục, bê vác nặng trong thời gian dài… gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, ảnh hưởng tới vùng niêm mạc hậu môn, nhất là khi vừa phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
2.Phòng ngừa tái phát sau phẫu thuật cắt trĩ như thế nào?
Để giảm thiểu nguy cơ tái phát trĩ, người bệnh cần chú ý tuân thủ những điều dưới đây:
2.1. Tái khám sau điều trị để tìm nguyên nhân gây bệnh và xử trí phù hợp
Đây là điều mà nhiều bệnh nhân bỏ qua sau khi đã hoàn thành phẫu thuật cắt trĩ. Tái khám sau mổ để đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh và kiểm tra, xác định căn nguyên dẫn tới trĩ để có biện pháp xử trí tận gốc. Chẳng hạn nếu bạn bị trĩ do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học thì cần có sự điều chỉnh ngay. Trường hợp trĩ do táo bón mạn tính liên quan đến các bệnh lý như viêm đại tràng…thì cần tiếp tục điều trị bệnh lý này.
2.2. Ăn nhiều chất xơ
Luôn nhớ phải ăn nhiều chất xơ, vitamin và uống đủ nước (khoảng 2 – 2.5 lít nước/ ngày để hạn chế táo bón và giảm thiểu nguy cơ tái phát trĩ: Chất xơ giúp quá trình chuyển hóa, đào thải cặn bã ứ đọng trong ruột diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời còn hỗ trợ làm mềm phân, từ đó tránh được táo bón. Chất xơ nên được bổ sung đều đặn hằng ngày qua các loại rau xanh, trái cây như rau cải, súp lơ, cà rốt, nấm, măng, rau mồng tơi, khoai tây, các loại quả mềm như chuối, thanh long, đu đủ, dưa hấu…Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng thêm khoai lang, thịt gà, cá hồi,…Đât kaf những thực phẩm vừa giúp dễ tiêu hóa, vừa có tác dụng phục hồi thể trạng nhanh chóng sau phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Kiến thức cần biết về co thắt đại tràng sau sinh
2.3. Ăn nhạt, hạn chế dầu mỡ và tránh xa các chất kích thích
Nên nhớ hạn chế dầu mỡ và gia vị trong các món ăn, đặc biệt người đã từng cắt trĩ không nên ăn mặn vì muối có tính năng hút nước, sẽ làm phân trở nên khô và khó di chuyển trong ruột. Thay vào đó nên tập thói quen ăn những loại thực phẩm mềm và lành mạnh như cháo, súp, vừa giúp đảm bảo hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh vừa giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột trong quá trình các bộ phận này làm việc.
– Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, khi bạn nhai kỹ enzim trong nước bọt được tiết ra nhiều sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn được nhanh và thuận lợi hơn
– Kiêng rượu, bia, chất kích thích, kiêng các thực phẩm cứng có khả năng gây táo bón.
2.4. Thường xuyên tập thể dục
Cắt trĩ rồi có bị lại không phụ thuộc rất lớn vào chế độ tập luyện của người bệnh. Để hạn chế nguy cơ tái phát trĩ, người bệnh cần chăm chỉ vận động để quá trình trao đổi chất dễ dàng hơn, các chức năng của cơ vòng hậu môn được cải thiện, việc chuyển hóa thức ăn thuận lợi hơn.
Những môn thể dục có thể tập đó là đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp, tập yoga… với cường độ từ 15 – 30 phút hằng ngày. Bệnh nhân cũng có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ trị liệu để được hướng dẫn những bài tập tác động trực tiếp tới cơ vòng hậu môn.
2.5. Thiết lập thói quen sinh hoạt điều độ
Thói quen sinh hoạt cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc tái phát trĩ. Một số thói quen không tốt có thể dẫn đến hiện tượng khó đi vệ sinh, lâu dần bị táo bón và dẫn đến trĩ. Bạn nên tập hình thành những thói quen tốt như sau:
Thói quen đại tiện
>>>>>Xem thêm: Ợ hơi nhiều lần trong ngày – mối liên hệ với bệnh tiêu hóa tiềm ẩn
– Đi đại tiện đúng giờ cố định hằng ngày để hạn chế bị táo bón, tránh tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch hậu môn.
– Hạn chế việc nhịn đi đại tiện khi cơ thể đang có nhu cầu. Về lâu dài, việc không đi vệ sinh sẽ khiến làm giảm khả năng rặn, việc đào thải phân sẽ khó khăn hơn dẫn đến táo bón và trĩ.
– Cần vệ sinh đúng cách, không nên lau quá mạnh ở vùng hậu môn
Thói quen sinh hoạt và vận động
– Stress có thể gây nên táo bón và trĩ, do đó cần giảm bớt sự căng thẳng, nghỉ ngơi nhiều hơn, không lạm dụng chất kích thích để thức khuya.
– Cần ngủ ít nhất là 7 – 8 tiếng một ngày, đủ giấc và đúng giờ để các cơ quan có thể hoạt động và nghỉ ngơi theo quy luật. Từ đó, hạn chế các rối loạn nhu động ruột, táo bón hay các vấn đề khác dẫn đến trĩ.
– Hạn chế thấp nhất việc mang vác nặng, đặc biệt giai đoạn vừa mổ trĩ thì không nên hoạt động mạnh. Tĩnh mạch trực tràng có thể bị giãn nếu có áp lực từ việc mang vác.
– Cần đi lại nhiều hơn, không ngồi lâu một chỗ khi làm việc, đặc biệt là nhân viên văn phòng vì có thể tăng áp lực lên tĩnh mạch, ứ huyết sau phẫu thuật.
Như vậy có thể thấy cắt trĩ rồi có bị lại không phụ thuộc rất lớn vào việc giữ gìn, phòng ngừa của người bệnh. Do đó, nên chủ động xây dựng lối sống lành mạnh, hợp lý để hạn chế thấp nhất việc tái phát bệnh trĩ sau khi điều trị.