Cấy que tránh thai bị rong kinh ảnh hưởng thế nào tới chị em

Bị rong kinh sau khi thực hiện thủ thuật cấy que tránh thai là hiện tượng thường thấy ở nhiều chị em phụ nữ. Điều này khiến các chị em cảm thấy vô cùng lo lắng và bất an vì sợ rong kinh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của bản thân. Vậy sau khi cấy que tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm gì hay không?

Bạn đang đọc: Cấy que tránh thai bị rong kinh ảnh hưởng thế nào tới chị em

1. Tìm hiểu chi tiết về phương pháp cấy que tránh thai

1.1 Ưu điểm phương pháp cấy que tránh thai

Que cấy tránh thai có kích thước và hình dạng nhỏ như một que diêm. Khi áp dụng phương pháp này, các bác sĩ sẽ cấy que tránh thai vào bên dưới da cánh tay không thuận của chị em phụ nữ để hạn chế việc que bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Hơn nữa, que cấy tránh thai có chứa hormone sau khi được cấy vào trong cơ thể của chị em sẽ ngăn cản quá trình rụng trứng và làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung khiến tinh trùng gặp khó khăn trong việc xâm nhập vào bên trong để thụ tinh.

Cấy que tránh thai bị rong kinh ảnh hưởng thế nào tới chị em

Cấy que tránh thai là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn

Nhờ vậy mà chị em có thể phòng tránh được việc mang thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, ưu điểm nổi trội nhất của phương pháp cấy que tránh thai đó là chị em chỉ cần thực hiện một lần duy nhất nhưng hiệu quả có thể kéo dài tới 3 năm. Vì vậy, chị em có thể quan hệ tình dục mà không cần phải lo lắng tới việc tránh thai.

1.2 Cấy que tránh thai bị rong kinh sẽ kéo dài trong thời gian bao lâu?

Sau khi cấy que tránh thai sẽ bị rong kinh bao nhiêu lâu là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Về cơ bản, việc bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai thường không tuân theo bất cứ một nguyên tắc nào. Có trường hợp chị em sẽ bị rong kinh trong một vài tháng đầu sau khi vừa cấy que tránh thai do rối loạn nội tiết tố.

Ngoài ra, cũng có một vài trường hợp chị em bị mất kinh trong vòng 1 năm đầu tiên sau khi cấy que tránh thai, nhưng rồi lại bị đau bụng và bắt đầu có kinh trở lại từ 16 – 23 ngày. Thậm chí, hiện tượng rong kinh còn kéo dài sau đó đi kèm với những tác dụng phụ khác như buồn nôn, đau đầu,… khiến nữ giới cảm thấy cực kỳ khó chịu, mệt mỏi.

1.3 Những trường hợp bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai không đáng lo ngại

Nếu rong kinh chỉ xảy ra trong vòng 6 tháng đầu, lượng máu kinh nguyệt chảy ra không quá nhiều thì chị em không cần phải lo lắng vì đây chỉ là tác dụng phụ của cấy que tránh thai. Sở dĩ có tình trạng này là do hàm lượng hormone có trong que cấy tránh thai gây xáo trộn nội tiết tố nữ khiến chu kỳ hành kinh kéo dài hơn vài ngày.

Trong những trường hợp như vậy, chị em không cần phải quá lo lắng và căng thẳng, chỉ cần giữ tinh thần thoải mái và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để có thể nhanh thích nghi với sự có mặt của que cấy tránh thai và ổn định lại nội tiết tố. Thông thường, sau khoảng thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ đều đặn và quay về trạng thái bình thường như trước khi cấy que tránh thai.

2. Cấy que tránh thai bị rong kinh ảnh hưởng thế nào tới chị em

Nếu nguyên nhân khiến chị em bị rong kinh là do cấy que tránh thai gây ra thì sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của người phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể là:

2.1 Về mặt sức khỏe

Sau khi bị rong kinh và mất một lượng máu quá nhiều, chị em phụ nữ sẽ gặp phải những vấn đề như thường xuyên cảm thấy chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, da dẻ xanh xao, sụt cân nhanh chóng và yếu ớt vì thiếu máu.

2.2 Về mặt tâm lý

Rong kinh sẽ khiến cho nhu cầu về đời sống tình dục của chị em không được đáp ứng đầy đủ, khiến cả hai vợ chồng cảm thấy khó chịu.

Tìm hiểu thêm: Khám phát hiện ung thư đại tràng thế nào?

Cấy que tránh thai bị rong kinh ảnh hưởng thế nào tới chị em

Sau khi cấy que tránh thai bị rong kinh kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của chị em phụ nữ

Đặc biệt là với chị em phụ nữ, việc bị rối loạn nội tiết tố do que tránh thai gây ra sẽ khiến bạn dễ bị stress, mệt mỏi, tâm trạng bất ổn và thường xuyên cáu gắt.

2.3 Về cuộc sống và sinh hoạt thường ngày

Việc bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai sẽ khiến chị em cảm thấy vô cùng khó chịu vì phải thường xuyên thay băng vệ sinh. Dù ở nhà hay đi làm thì điều này cũng rất bất tiện

3. Chị em nên làm gì khi cấy que tránh thai bị rong kinh?

Việc bị rong kinh sau khi thực hiện thủ thuật cấy que tránh thai chỉ được xem là bình thường khi nó xảy ra trong một vài tháng đầu và chấm dứt ngay sau khoảng thời gian đó. Bởi lẽ sau khi mới cấy que tránh thai thì nồng độ hormone nội tiết tố trong cơ thể của chị em sẽ bị rối loạn dẫn tới nhiều hiện tượng bất thường như rong kinh, mất kinh, kinh nguyệt không đều,… Sau khi nội tiết tố cân bằng thì những vấn đề này sẽ không còn xuất hiện nữa.

Cấy que tránh thai bị rong kinh ảnh hưởng thế nào tới chị em

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc mẹ bầu: trường hợp nào phải đi đẻ mổ? Cần chú ý gì?

Sau khi cấy que tránh thai mà bị rong kinh, chị em nên tới gặp bác sĩ

Tuy nhiên, nếu sau khi cấy que tránh thai khoảng 6 tháng mà chị em vẫn bị rong kinh và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt hoặc trong những trường hợp mà chị em bị mất kinh 1 năm rồi lại bị rong kinh thì nên nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời hoặc chuyển sang phương pháp ngừa thai khác phù hợp với cơ địa hơn.

4. Những điều chị em nên lưu ý khi cấy que tránh thai để tránh bị rong kinh

Que cấy tránh thai là phương pháp ngừa thai đơn giản nhưng mang lại kết quả tuyệt vời, hiệu quả tới 99,95%. Tuy nhiên, giống với nhiều phương pháp ngừa thai khác, que cấy tránh thai cũng đem tới những tác dụng phụ cho cơ thể của nữ giới. Chẳng hạn như suy giảm ham muốn tình dục, tăng cân khó kiểm soát, rong kinh, mọc mụn trứng cá,… Để không gây nguy hiểm tới sức khỏe và khả năng sinh sản, chị em nên lưu ý những điều sau:

– Tiến hành cấy que tránh thai ở những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có khả năng xử lý những tình huống phát sinh, trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại.

– Cần kiểm tra kỹ sức khỏe trước khi cấy que tránh thai. Chỉ những chị em có cơ địa tốt và không bị dị ứng với các thành phần của que cấy tránh thai mới nên tiến hành thực hiện thủ thuật này.

– Những chị em có tiền sử mắc những căn bệnh như tim mạch, huyết áp, vừa sinh xong hoặc đang cho con bú dưới 6 tuần thì không nên cấy que tránh thai.

– Chị em nên giữ gìn sức khỏe, không được để bản thân bị căng thẳng, áp lực kéo dài vì chúng có thể khiến hiện tượng rong kinh sau khi cấy que tránh thai trở nên nghiêm trọng hơn.

– Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Điều này vừa giúp cho cơ thể của chị em trở nên khỏe mạnh, vừa giúp duy trì hàm lượng nội tiết tố nữ ở mức ổn định.

– Nên kiêng những loại đồ ăn cay nóng, sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá bởi chúng làm giảm sức đề kháng, không tốt cho sức khỏe và gây hại cho cơ quan sinh sản của chị em phụ nữ.

– Kết hợp tập luyện thể dục thường xuyên để cải thiện tình trạng sức khỏe, kích thích tuần hoàn máu, tăng độ dẻo dai cho cơ thể và giảm máu ứ đọng trong cổ tử cung gây ra hiện tượng rong kinh.

– Thường xuyên theo dõi sức khỏe của bản thân, nếu thấy bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai kèm theo những dấu hiệu nghiêm trọng như đau bụng dữ dội thì nên nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám ngay. Bởi lẽ có thể chị em không phù hợp với phương pháp tránh thai này.

Hy vọng bài viết này đã giúp chị em hiểu hơn về tình trạng bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân, chị em nên tới các bệnh viện lớn để thăm khám nếu không may gặp phải hiện tượng này nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *