Cấy que tránh thai là gì? Cấy que tránh thai có hiệu quả không?

Cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai đang được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn nhất hiện nay. Bởi lẽ phương pháp này vừa an toàn lại có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng hiểu rõ về khái niệm cấy que tránh thai là gì cũng như cấy que tránh thai có thực sự hiệu quả không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ hơn về thắc mắc này.

Bạn đang đọc: Cấy que tránh thai là gì? Cấy que tránh thai có hiệu quả không?

1. Khái niệm cấy que tránh thai là gì?

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều hình thức tránh thai khác nhau. Do đó, chị em nên dành thời gian để tìm hiểu phương pháp phù hợp nhất với bản thân. Trong số những phương pháp tránh thai hiện đại đó, không thể không nhắc tới cấy que tránh thai. Vậy cấy que tránh thai là gì?

Cấy que tránh thai là gì? Cấy que tránh thai có hiệu quả không?

Cấy que tránh thai là phương pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn nhất hiện nay

Trên thực tế, que tránh thai được thiết kế theo hình dạng của một chiếc ống nhỏ, có chứa nội tiết tố và được cấy vào vùng da bên dưới cánh tay không thuận của chị em phụ nữ. Nó có tác dụng phóng thích hormone nội tiết tố vào bên trong cơ thể, giúp chị em tránh thai hiệu quả. Bên cạnh đó, khi cấy que tránh thai, chị em còn thấy xuất hiện một vài triệu chứng khác như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh hoặc vô kinh. Mặc dù cấy que tránh thai vẫn còn một vài tác dụng phụ nhưng nhìn chung, hiệu quả nó mang lại khá tốt, nên được nhiều chị em tin tưởng sử dụng.

2. Ưu điểm của phương pháp cấy que tránh thai là gì?

Những ưu điểm nổi trội của phương pháp cấy que tránh thai là:

2.1. Tác dụng ngừa thai cao

Trong số những biện pháp tránh thai hiện tại, cấy que tránh thai có tác dụng cao nhất, với hiệu quả lên tới 99%. Hơn nữa, cấy que tránh thai còn có hiệu quả trong một khoảng thời gian khá dài, từ 3 – 5 năm.

2.2. Vị trí cấy que tránh thai kín đáo

Vì que tránh thai được thiết kế nhỏ như que tăm và được cấy bên dưới cánh tay của chị em phụ nữ, nên rất kín đáo. Do đó, người ngoài rất khó nhìn thấy. Bên cạnh đó, phương pháp này cực kỳ phù hợp với những chị em không muốn sử dụng phương pháp tránh thai bằng bao cao su hoặc hay quên uống thuốc tránh thai hàng ngày.

2.3. Cấy que tránh thai rất an toàn

Theo các chuyên gia, cấy que tránh thai rất an toàn, nhất là với những chị em không sử dụng được thuốc tránh thai có chứa hormone estrogen, phụ nữ đang cho con bú, chị em bị tăng huyết áp, bị tiểu đường, hay hút thuốc lá và từ 40 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, cấy que tránh thai cũng giúp chị em giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm nhiễm cơ quan sinh dục hay mang thai ngoài ý muốn do tuột vòng.

Hơn nữa, cấy que tránh thai cũng không gây ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng. Không chỉ vậy, phương pháp này còn có tác dụng giảm đau bụng kinh và giảm lượng máu kinh nguyệt.

2.4. Giúp hồi phục nhanh khả năng sinh sản

Khi muốn có thai trở lại, chị em chỉ cần tới bệnh viện thực hiện thủ thuật tháo bỏ que cấy tránh thai là có thể mang thai trở lại ngay lập tức. Trên thực tế, sau khi tháo que tránh thai khoảng 3 – 4 tuần, khoảng 90% chị em sẽ rụng trứng trở lại bình thường.

Tìm hiểu thêm: Đau bụng vùng thượng vị – đừng chủ quan

Cấy que tránh thai là gì? Cấy que tránh thai có hiệu quả không?

Để biết rõ cấy que tránh thai có phù hợp với bản thân hay không, chị em nên tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn

3. Nhược điểm của phương pháp cấy que tránh thai là gì?

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, cấy que tránh thai vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Chẳng hạn như:

3.1. Không phòng ngừa được các căn bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục

Mặc dù cấy que tránh thai có hiệu quả lên tới 99% nhưng phương pháp này lại không phòng ngừa được những bệnh lây qua đường tình dục như viêm gan B, lậu, sùi mào gà…

3.2. Chi phí khá cao

So với các phương pháp tránh thai khác như đặt vòng tránh thai, bao cao su, uống thuốc tránh thai hàng ngày, thì cấy que tránh thai có giá thành cao hơn khá nhiều.

3.3. Có nguy cơ mắc các biến chứng khác

Tuy rất hiếm gặp nhưng một số ít chị em sau khi cấy que tránh thai gặp phải những trường hợp sau: dị ứng, tụ máu, nhiễm trùng ở vị trí cấy que tránh thai, hay que cấy tránh thai bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu. Do đó, ngay khi không sờ thấy que tránh thai hoặc vị trí cấy que tránh thai có bất cứ dấu hiệu lạ nào, chị em nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

4. Tác dụng phụ của biện pháp cấy que tránh thai là gì?

Mặc dù không nhiều, nhưng vẫn có một số chị em gặp một vài tác dụng phụ của cấy que tránh thai như:

– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như rong kinh, kinh thưa, vô kinh.

– Chảy máu âm đạo.

– Làm thay đổi nội tiết tố, khiến chị em bị nám, nổi mụn và tàn nhang,…

– Bị buồn nôn, tăng cân, đau đầu, ngực căng tức.

– Giảm ham muốn tình dục.

– Sau 3 – 5 năm, que cấy tránh thai sẽ giảm tác dụng, nếu để quá lâu trong cơ thể sẽ gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chị em phụ nữ.

5. Cấy que tránh thai có thực sự hiệu quả không?

Trong số các biện pháp tránh thai hiện đại, cấy que tránh thai là phương pháp đơn giản nhất và phòng ngừa tốt nhất. Theo các chuyên gia, đây là biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn và vô cùng đáng tin cậy.

Trên thực tế, hiệu quả của phương pháp cấy que tránh thai lên tới 99% và có tác dụng từ 3 – 5 năm. Về cơ bản, sau khi tháo bỏ que cấy tránh thai khoảng 1 tháng, chị em có khả năng mang thai trở lại bình thường.

Mặc dù tỷ lệ tránh thai của phương pháp này cao nhưng không đồng nghĩa là thành công tuyệt đối, vẫn có số rất ít chị em mang bầu sau khi cấy que, đặc biệt là khi que cấy để quá thời gian cho phép, hoặc que bị lệch vị trí.

6. Thời điểm tốt nhất để cấy que tránh thai là lúc nào?

Cấy que tránh thai là gì? Cấy que tránh thai có hiệu quả không?

>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng ung thư phổi thường gặp nhất

Thời điểm tốt nhất để cấy que tránh thai là 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt

Những thời điểm tốt nhất chị em nên cấy que tránh thai là:

– 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt

– 5 ngày sau khi sảy thai

– 21 ngày sau khi sinh con

– 6 tuần sau khi sinh nếu đang cho con bú

– Dưới 21 ngày sau khi sinh nếu không cho con bú

7. Những đối tượng không nên cấy que tránh thai

– Chị em mắc các bệnh liên quan đến nội tiết tố, huyết áp cao và tim mạch

– Chị em có dấu hiệu mang thai hoặc đang mang thai

– Chị em đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lao, động kinh, hoặc thuốc kháng sinh như Rifampicin, Rifabutin,…

– Chị em từng mắc bệnh gan, ung thư vú,…

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng các bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về cấy que tránh thai. Để đạt được hiệu quả cao nhất, chị em nên tới các cơ sở y tế uy tín để thực hiện cấy que tránh thai nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *